Wednesday, August 17, 2016

BÁO CÁO TÀI CHÁNH Của Hội Tương Trợ CCB.Bình Thuận Hải Ngoại Sau Đại Hội Ân Tình X (26-6-2016)

BÁO CÁO TÀI CHÁNH
Của Hội Tương Trợ CCB.Bình Thuận Hải Ngoại
Sau Đại Hội Ân Tình X (26-6-2016)
&

1-TỒN QUỸ TỚI THÁNG 4-2016
THU

-Tồn quỹ cuói năm 2015: $7,538.00
-ÔB Nguyễn Hoàng Linh (GĐ Xe Đò Hoàng) giúp TPB : 1,000.00 US
-ÔB HQ Trung Uý Nguyễn Hùng, Honolulu : $100.-
-Mr Michael Hoa Nguyen, Maui HI : $100.-
-Ca Sỹ Diễm Chương & Lê Văn Kỳ (Honolulu) 100-
-Gd Bùi Sơn HI 100-
-Bà Đoàn Hoàng Lan (QP Đại Uý Trí) HI 100-
-ÔB Hoài Nam P5/TKKH HI 100-
-Gđ Thiết ky Nguyễn Huệ & Nho PH/HI 100-
-Ô Cao Minh Hồng HI 50-
-Gd Trịnh Nhị & Kim Tiến HI 100-
-Hồ Viết Ngọc SĐ1BB HI 50-
-Anh em CQN Honolulu giúp trong ngày QL 19-6 ( Hùng & Tâm) : $50-

-CỘNG : $9.488.00
-CHI
-Giao tế Hội Ninh Thuận : $ 100.00
-Cươc phi gửi tiền TPB (+ Huỳnh Thị Xí) : $500.-
-giúp 8 TPB gửi hồ sơ trể + cước : $900-
-Vòng hoa phúng điếu TM Cô PHQ : $170.-
-Phúng điếu Vinh (tài xế Xe đò Hoàng) : $240.-
-In thư mời, ticket và làm đặc san 2016 : $300.-
-Phúng điéu TM Chiến Hữu CKT : $150.-
-Giúp mai táng PB Nguyễn Phước (Phan Thiết) :$104.-
-Giúp Gd- Trần Hữu Cảnh HI - $100-
-Giao tế Hội TH Bình Thuận Bắc CA (2016) : $100.-
Cộng : $2.664.00

-TỒN QUỸ TỚI THÁNG 4-2016
-Thu : $9,488.00
-Chi : $ 2.664.-
-Tồn Quỹ : $6,824.-
(Sáu ngàn bảy trăm bảy mươi bốn đồng)

2- ĐẠI HỘI ÂN TÌNH X (26-6-2016)
-THU (NGOÀI ĐH) :
-Ô Dương Quang Thiết và Gia Đình tại Hoa Thịnh Đốn $1,000.00
-Nha Sĩ Wu Honolulu $ 200-
-Ca Sĩ Bạch Kim Hoa Honolulu $200-
-Ô Lê Ngọc Lan San Jose $100-
ÔB Tiếp Sĩ Trường MS $200-
-Hội TH Bình Thuận Houston TX $500-
-ÔB Lê Kim Dân Houston $100-
-Hội TH Bắc CA $100-
-Cô Thanh Mai (MG) AZ $500-
-ÔB Huỳnh Văn Quý Boston $270-
ÔB Lê Văn Thắng Úc $100-
ÔB Bê Đổ & Út Nguyễn Toronto $200-
-Ô Phạm Nhựt Boston $100-
-ÔB Cao Khắc Tiệp Maui $100-
-Linh Mục Hùng Đức (IOWa) $300-
-Thiếu Tá Lê Tiến Diện New York $50-
ÔB Phụng Hàng LA $100-
-GD- Nguễn Thị Dung CA $100-
-Dược sĩ Nguễn Đức Nhiệm PA $100-
ÔTrương Hải & Bạn TĐ249ĐPBT/PA $300-
-ÔB Nguyễn Tấn Hợi PA $100-
-Hợi mua Đặc San $100-
ÔB Ngô Trúc Khánh CA $200-
-ÔB Trần Hữu Thân PA $100-
ÔB Phạm Ngọc Cửu FL $200-
ÔB Hồ Thoằng FL $200-(100 của đồng hương FL gửi)
-ÔB Mai Xuân Cúc NA $100-
-ÔB Đổ Minh Hứng San Jose $ 100-
-GD Phan Thị Sâm San Diego $200-
ÔB Võ Đức Minh $300-
-Tiệm vàng Jean CA $100-
-Bác Sĩ Thanh Thùy CA $100-
-ÔB Phạm Ngọc Bảng CA $200-
-Cô Trần Kim Loan $100-
-ÔB Lê Văn Thuận AZ $200-
-ÔB Lê Văn Mùi AZ $200-
ÔB Tạ Lệ Thanh KS $100-
- Ô Bảy Nguyễn $30-
-Ô Diên Lý & Lạc Tiêu (bạn Thân New York $150-
-Ô Huỳnh Tuấn Khanh $ 50-
-ÔB Phạm Hoàng Oanh $200-
-Ô Trác Ngọc Anh Boston $100-
ÔB Cao Hoài Sơn WA $200-
-Sơn mua Đặc San $200-
-ÔB Đổ văn Khuyến WA $100-
-ÔB Phạm Thành WA $50-
-Đạo Tràng Phổ Hiền WA (Sơn) $320-
-Ô Trần Văn Giác San Jose $100-
-Thiếu Tá Nguyễn Tư San José $100-
-Anh Hưng San Jose $100-
-ÔB Lê Ngọc Thạch San Jose $50-
-ÔB Đổ Thành Công San Jose $100-
-Cộng $9.070-

-THU (TIỀN HỘI NGỘ)
-Anh Chị Em Bảo Trợ tổ chức ngày Họp Mặt Liên Trường Trung Học Bình Thuận vào ngày Thứ Bảy 25-6-2016 : $1,600.00 gồm :
- Cụ Dưng Quang Thiết và Gia Đình $500-
-Ô Phan Bái $100-
-Ô Huỳnh Văn Quý $100-
-Ô Khai Trinh $100-
-Ô MG $100-
-Bà Nguyễn Thị Dung $100-
-Bà Hồ Ngọc Trai $100-
-Ô Nguyễn Văn Hạnh $100-
- Ô Ngô Trúc Khánh $100-
-Ô Cao Hoài Sơn $100-
-Ô Trần Hữn Thân $100-
-Ô Nguyễn Tấn Hợi $100-
(tiền này để thanh toán các chi phí trong ngày THN như mướn địa điểm ($200-), Ban Nhạc ($200-), Ẩm thực THN + Nhà NTK ($700-), thực hiện DVD ($300-), bưu phí ($200-) . Do trên số tiền này không cộng trong phần THU.

-Tiền Bán vé trong ngày Tiền Hội Ngộ $1,680-
Cộng : $1,680-

-THU TRONG NGÀY ĐẠI HỘI X
-Tiền bán vé vào cửa và Đồng Hương giúp tại chổ $11,215-
-Bác Sĩ Đinh Văn Định $400-
-Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh $200-
-Hòa Thưọng Thích Quảng Thanh $200-
-ÔB Vĩnh Thanh CA $200-
-ÔB Lê Bá Bình & Vũ Kim Minh CA $200-
ÔB Tiếp Sĩ Trường MS (cho thêm) $200-
-Cô Thủy bạn Hoàng Hậu $100-
-Ô Hồ Thoàng FL $100-(cho thêm)
-Cô Thảo Canada (bạn Phương Hồng Quế) $300-
-Hội Phú Quý Nam CA $200-
-Hội Ninh Thuận CA $200-
-ÔB Đinh Hồng Phong CA $100-
-Anh Chị Tư $100-
-Anh Mười Ly San Diego $100-
-Má Hai Đổ $200-
-Cô Dung Võ $50-
-Cô Lan Hải $20-
-Ô Nghĩa $110-
-Cô Như Hoa OR $100-
-Ô Lê Văn Quan $50-
-Ô Lắm $40-
-Ô Giỏi $290
-Ô Khúc Chiêu $20-
-Cô Phương Loan $20-
-Nhóm Bác Sĩ Hùng San Diego $100-
-Bà Lê Thị Hiển $100-
-Ô Đinh Quốc Cường $100-
-Cô Bạch Vân (con Ô Tải) $100-
-ÔB Hạnh Mai (con Ông Cửu) $200-
-ÔB Nguyễn Văn Tư $200-
-ÔB Chung Đồng $200-
-ÔB Tuân & Uyên San Jose $100-
-Nhóm Nhiếp Ảnh $100-
-Đốc Nguyễn Gia $100-
-ÔB Bình Minh $100-
-Tiền bán vé số $255-
Cộng : $11,215-

CỘNG CHUNG :
Tồn quỹ cuối tháng 4-2016 : $6,824-
-Thu ngoài Đại Hội X $9.070-
-Tiền Hội Ngộ (bán vé) $1,680-
-Thu trong Đại Hội : $ 11,215-
Cộng Chung : $28,789,00
(Hai mươi tám ngàn bảy trăm tám mươi chín đồng)

-CHI (Tới ngày 15-8-2016)
-Trả tiền nhà hàng $5,500-
-Trả tiền in 500 đặc san Ân Tình X $3,200-
-Tiền quay phim trong 2 ngày $600-
-Tiền ban nhạc Mơn Flower $600-
-Tiền cọc giữ chỗ tại nhà hàng kỳ đại hội XI $100-
-Mướn hộp thơ $60-
-Giao tế Hội Ninh Thuận (Hè) $100-
-Tem, bao thơ $200-
-Làm khung hình tranh bán đấu giá $120-
-mua giây đeo bản tên $40-
-Giặt ủi quân phục $20-
-Trả nhạc sĩ cổ nhạc $100-
-Bưu phí gữi sau ngày đại hội $225-
Cộng : $10,805-
(Mười ngàn tám trăm năm đồng)

2-TỔNG KẾT
-Tồn quỹ và thu mới trong kỳ đại hội X : $28,789.-
-Chi tính tới 15-8-2016: $10,805-
-Tồn quỹ tới 15-8-2016 : $17,984-
(Mười bảy ngàn chín trăm tám mươi bốn đồng).

Như mười năm qua, Hội chỉ để lại một số tiền (theo qui định), dành tổ chức kỳ ĐẠI HỘI ÂN TÌNH XI, vào hai ngày Thứ Bảy (24-6-2017) và Chủ Nhật (25-6-2017) tại Westminster, California Hoa Kỳ. Tất cả số tiền còn lại, dành trợ giúp các Thương Phế Binh, Quả Phụ Cô Nhi (VNCH) của Tỉnh/Tiểu Khu Bình Thuận. Những đối tưọng của Bình Thuận, đã gữi hồ sơ đến Hội trước ngày 15-8-2016, nếu hợp lệ, đều đưọc TRỢ GIÚP trong tháng 8-2016.
Thay mặt Đồng Đội còn tại quê nhà Bình Thuận, trân quý cám ơn Quý Vị Ân Nhân, Mạnh Thường Quân, Quý Vị Đại Diện Tinh Thần, Hội Đoàn, Quý Niên Trưởng, Quý Ca Nghệ Sĩ, Báo Chí Truyền Thông, Quý Chiến Hữu, Quý Đồng Hương và Gia Đình.. đã giúp đở tận tình suốt 10 năm qua, nên Hội mới còn có cơ hội giúp đưọc đồng đội tại quê nhà.
Trân Trọng,
Hoa Kỳ ngày 17 tháng 8 năm 2016
Thay Mặt Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại
HỘI TRƯỞNG & TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC ĐH ÂN TÌNH
PHẠM NGỌC CỬU
Cựu Phó Tỉnh Trưởng Bình Thuận
Cựu Tù Nhân Chính Trị
Cựu Sĩ Quan QLVNCH

Monday, July 4, 2016

Đời Pháo Thủ / Trần Bường CHS-PBC PT

Nay sống xa quê hương những nửa vòng trái đất, đôi lúc hồi tuởng lại cảnh cũ nguời xưa tôi cảm thấy bùi ngùi tủi hổ, vui ít buồn nhiều. Với trách nhiệm và thành quả cá nhân mình lúc đuong thời,nếu không nói là đáng tự hào, ít ra ủng không xấu hổ với lương tâm, với ân nhân và với những nguời nằm xuống cho mình đuợc sống. ÐỜI PHÁO THỦ
TRẦN BƯỜNG

Sống “bụi đời” mấy tháng, ba mẹ của một nguời bạn học cùng lớp tốt bụng (Bắc truớc năm 1954) nhà khá giả nằm trên đuờng Trần Hung Ðạo quận nhì cho tôi về nhà ăn ở mà không lấy một đồng nào với hai điều kiện: Ưu tiên một là phải cùng với con bác (bạn tôi) chịu khó học hành không choi bời lêu lỏng,thứ hai, nếu có thời giờ rảnh rỗi, kèm dùm cô con gái cung của bà học sau tôi hai lớp.

+ TÌNH NGUYỆN VÀO KHÓA 18 SQHD ÐÀ LẠT :
Ở đây đuợc hai năm, con đuờng học vấn cũng chưa đến nổi “ba chìm bảy nổi, chín cái lênh đênh”, nhung tình hình chiến sự nuớc nhà đa bùng nỗ lớn. Chánh phủ đang lần luợt gọi nhập ngủ từ khóa 12 Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Ðức những nguời cùng lứa tuổi với tôi. Thấy con đuờng khoa bảng nhu kỷ su tiến sỉ còn khó khăn nhiều,hon nửa không thể sống theo kiếp “cây tầm gởi” mải giửa lúc cuộc chiến ngày càng dử dội, tôi phải quyết định chọn huớng đi cho đời mình. Ðó là đuờng binh nghiệp. Ðã là lính thì phải “một xanh cỏ, hai đỏ ngực”(một là chết thành phân nuôi cỏ,hai phải là tuớng). Tôi tình nguyện vào khóa 18 truờng Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt nhập ngủ từ tháng 11 năm 1961 khi vừa buớc sang tuổi hai mươi mốt để thỏa mãn chí tang bồng ấp ủ từ lâu:

“ Làm trai cho đáng lên trai,
Xuống Ðông Ðông tinh, lên Ðoài Ðoài yên”.

Rồi lại chuyến “tàu đem năm cu” mang chúng tôi rời ga Sài Gòn lúc bảy giờ tối, tới ga Tháp Chàm(Phanrang) rồi đến Ðalạt trua hôm sau, bỏ lại sau những ánh đen màu rực rỡ của nếp sống phồn hoa đô thị đầy cạm bẫy của “Hòn Ngọc Viển Ðông”. Biết tôi vào lính, gia đinh không lấy gì vui nếu không nói là phản đối,;không ai đua tiển ngòai anh Quan- nguời bạn học cũ-thuộc diện “học tài thi phận” chua có duyên với khoa bảng.Bị trắc trở mấy lần thì, anh đanh về lại quê nhà Phan Thiết đeo đuổi nghiệp cha truyền con nối “văn chuong không bằng xuong cá mòi” phụ giúp cha mẹ trong nghề chế biến hải sản mà tôi tình cờ gặp lại sau này trong truờng hợp thật óai oăm.
Ðón chúng tôi tại sân ga Ðalạt là một nhóm Sinh Viên Si Quan ÐaLạt khóa truớc. Anh nào anh nấy cung cao ráo trong bộ đại lễ dạo phố mùa đông màu xám đậm trông oai nghi lẫm liệt khiến đám này thêm phần thích thú và mừng thầm mình đa chọn đúng nghề.Lần đầu tiên đặt chân đến xứ hoa đao, noi mệnh danh là”Hoàng Triều cuong thổ”(đất dành cho dòng họ nhàVua) mà từ nhỏ mình từng ao uớc có một ngày du lịch noi đây.Lúc ấy về mùa Ðông thời tiết lành lạnh, cái lạnh không giá buốt lắm,tạm thích hợp với tuổi trẻ đang hồi sung sức.Cảnh và nguời chung quanh tuoi đẹp làm sao!Mặt ai cung hồng hào hấp dẫn. Những cành hoa lyon, tu lip tuoi sáng và những bụi hoa pensé vàng nhung tím phô bày bên cạnh những cánh hoa anh đao bông trắng nhụy hồng gần bờ Hồ Xuân Huong tạo nên một bức tranh đẹp lộng lẫy giửa bầu trời mùa đông phủ đầy suong lạnh chua từng thấy noi quê mình cung nhu không thấy ngay cả vuờn hoa tuoi đuợc trung bày bán tại đuờng Nguyễn Huệ Sài Gòn trong dịp Tết.
Truớc khi rời Saìgòn, tôi đa chuẫn bị đem theo mấy bộ đồ “kẻn nhất” lên Ðalạt du hí mấy ngày để xem phong cảnh hữu tình nhu thế nào mà nhiều nguời 'lắm tiền nhiều của' ca tụng.Nào ngờ, vừa thuởng thức xong vài cái bánh kem cùng chai nuớc ngọt xong tại phòng tiếp tân truờng Vỏ Bị ÐaLạt, tai bổng nghe những tiếng hò hét phát ra từ các 'lảo mặc đồ kaki' (Sinh viên cán bộ) : Mời quý vị vào hàng đôi, đồ đạc vác lên vai... chạy vào doanh trại, nhanh lên! nhanh lên!!! Dù chua từng mặc áo nhà binh, mình vẫn thi hành lệnh nhu cái máy nhờ từng đi huớng đạo sống theo nề nếp từ nhỏ tại Phan Thiết.Tuy vậy trong đầu vẫn nghỉ thầm: “Trời oi! mấy thằng cha này (xin lổi các niên truởng),mới cho nuốt mấy cái bánh chua qua khỏi cổ đa bắt chạy và quát tháo rùm beng. Nghỉ là nghỉ vậy chứ phải cắm đầu cắm cổ chạy bám sát các bạn chạy truớc. Nhiều anh thuộc diện công tử Saìgon mang theo “đờn địch” kồng kềnh chạy theo không kịp, vậy là bị phạt dài dài.
Từ đó về sau ngoài giờ ăn ngủ, lúc nào cung nghe văng vẳng bên tai các điệp khúc hối thúc: Nhanh lên, bám sát, lề mề, yểu điệu như con gái, cùng những tiếng la phạt -bò, chạy, nhảy xỏm, hít đất v.. v của các hung thần khóa đan anh. Muời tuần lễ”đầu tắt mặt tối”đầu tiên, với tu cách là tân khóa sinh, chỉ biết thi hành lệnh nhu cái máy,không còn thì giờ mo mộng suy nghỉ 'linh tinh lang tang' về những ánh đen hồng nhấp nháy với tiếng nhạc 'xập xình' ở các phòng trà Sài Gòn hoặc viết những cái thu tình mùi mẫn cho em gái thành đô mà chỉ còn huớng về tuong lai đang trong giai đọan thử thách 'chí làm trai ngang dọc hải hồ'.Nếu lơ tơ mơ bị rớt phải ra truờng nửa chừng mang lon 'cánh gà' (trung sĩ) sẽ ân hận nhu ta thuờng nghe câu nói đùa: “Rớt Tú Tài anh đi trung sĩ em ở nhà lấy Mỹ nuôi con”.
Vào một buổi tối trong tuần lễ thứ hai, tôi bị phạt chạy muời vòng sân doanh trại (khoảng tam cầy số) về tội sắp xếp giuờng ngủ không thẳng góc. Ðang thi hành lệnh phạt tới vòng thứ tám nguời mệt bở hoi tai, lại nghe tiếng nguời thở hổn hển đang chạy sát bên cạnh mình. Nhìn qua,thấy guong mặt khá quen quen,nhìn kỷ lại chính là thằng bạn học chung năm đệ tam truờng Phan Bội Châu Phan Thiết. Ðó là Nguyễn Quang Hành, em của cựu Đại Tá Nguyễn Quang Hoành từng làm tỉnh truởng Bình Thuận năm 1964. Anh ta cho biết bị phạt chạy vì tội đánh giày không bóng.Ðó là hai nguời Bình Thuận duy nhất học khóa 18 Ðà Lạt năm đó. Thương thay anh Hành đã đền nợ nuớc năm 1972 tại chiến truờng Campuchia lúc đang là tiểu đoàn truởng Biệt Động Quân tại vùng bốn chiến thuật.
Sau hai năm đuợc gọi là văn vỏ song toàn; cuối năm sáu muoi ba (1963) “chuởng lực” đã đủ mạnh và đuợc “xuống núi” với cấp bậc thiếu úy thực thụ tuổi vừa hăm ba, mặt còn búng ra sửa nhung không thể dấu nổi vết phong suong gian khổ quân truờng. Từ đó tạm ca bài “Ðà Lạt ơi! Giã từ em nhé”.
Ra truờng chọn binh chủng pháo binh. Sau bốn tháng học căn bản chuyên môn rồi chọn về pháo binh Sư Ðoàn 9 đóng tại vựa lúa miền Tây nuớc Việt. Tuổi trẻ nhiệt tình, máu còn hăng nóng thích đi noi xa lạ để biết thêm về đất nuớc 'tiền vàng biển bạc' mà ông cha ta có công gầy dựng. Ngành pháo binh bắt buộc phải tính tóan yếu tố truớc khi cho lệnh bắn đạn đi phù hợp với năng khiếu mình chứ không phải ham “giật le” như câu nguời ta thuờng đùa: “Em ơi chớ lấy pháo binh, đem đem nó bắn rung rinh chiếu giuờng”.

+ ÐỜI PHÁO THỦ:
Ngày rời Sài gòn về đon vị tác chiến trong cảnh độc thân, với chiếc 'ba lô'duy nhất không một bóng dáng tiễn đua nhu cảnh bịn rịn ta đuợc học trong “Chinh Phụ Ngâm Khúc”:
Cùng trông laị mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu. Ngàn dâu xanh ngắt một màu, Lòng chàng ý thiếp ai sầu hon ai!
Chiếc xe đò Miền Tây rời bến xe Pétrus Ký qua ngã ba Trung Luong (Mỹ Tho) đầy cây ăn trái, quẹo phải đến Cai Lậy rồi bến Phà Mỹ Thuận. Qua phà, xe quẹo phải (quẹo trái về Vỉnh Long, Vỉnh Bình hay Cần Tho) xuyên qua Cái Tàu Hạ,Nha Mân rồi tới Sađéc.Khá vui, trên chuyến xe đò hôm ấy tôi ngồi cạnh một thiếu nử trắng trẻo khá đẹp, tóc xỏa bờ vai, có lẻ tuổi vừa qua khỏi trăng tròn, học truờng trung học Tống Phuớc Hòa Sađec. Nhờ có dịp chuyện trò, tôi đuợc biết nhiều địa danh và đặc sản từng vùng xe vừa chạy qua.Câu chuyên vui và hào hứng khiến quên để ý cả thời gian lẫn không gian đến khi xe ngừng tại khoảng đất trống gần nhánh sông nhỏ mới biết mình đa đến noi.Tôi giã từ nguời đẹp Sadec,xuống con đo nhỏ băng ngang sông Sadec trình diện đon vị bên kia cầu (đi tắc).Ðó là cô gái Miền Tây đầu tiên tôi hân hạnh đuợc gặp trên đuờng trình diện đon vị.
Miền Tây ruộng lúa phì nhiêu, rộng bao la 'cò bay thẳng cánh' không thấy bờ chia cắt từng mảnh nhỏ nhu ở miền Trung mà cố ca si Duy Khánh đã diễn tả trong một bài hát ta từng nghe “ miền Trung đất cày lên sỏi đá”.Miền Tây gần đến mùa gặt, lúa chín vàng đầy đồng tỏa mùi thom ngát.Cây trái và đặc sản địa phuong nhiều thứ rất ngon, nào la mận đặc ruột Trung Luong (Mỹ Tho), xòai Cao Lảnh, nêm Nha Mân, bánh phòng tôm Sađéc, dừa Bến Tre, cam quit, vú sửa thom ngọt noi nào cung có.Các nhánh sông Cửu Long mang đất phù sa trù phú cho nghề trồng trọt. Sông có nhiều tôm cá ngon.Thuyền bè buôn bán nhộn nhịp chở đầy hoa quả, tôm cá, rùa, rắn qua lại hoặc xuôi nguợc khắp các nhánh sông, hầu hết đều đuợc mang về Sài Gòn tiêu thụ.
Viết đến đây tôi cảm thấy thèm nhớ lại món cá lóc nuớng trui, ếch chiên bo, rùa rang muối, cháu rắn nấu đậu xanh ăn vào mát ruợi, mắm thái Châu đốc, chuột khìa Cao Lảnh (chuột đồng), đun chà là (Ba Ðộng ,Vinh Bình), lẩu cá bông lao Cần Tho. Ôi ngon oi là ngon! Dân tình hiền hòa chất phát, ít cảnh bôn chen,cuộc sống thật vô tu bình dị.Hầu nhu dân chúng đều sống về nghề nông ngọai trừ tỉnh Rạch Giá (K.G.) sống về nghề biển là chính ; nên khi nói đến Miền Nam nguời ta nghỉ ngay đó là vựa lúa Việt Nam. Khi đất nuớc thanh bình lúa là nguồn xuất cảng chính đến gần khắp thế giới.
Trên đuờng hành quân, tôi đa đặt chân đến hầu hết các tỉnh Miền Tây, sang cả Cao Mên, nhiều nhất là các tỉnh Châu Ðốc, Vỉnh Long, Vỉnh Bình, Sadéc,Mỷ Tho, Kiến Phong.Ðặc biệt taị quận Mỹ An (Kiến Phong.) năm 1967, tình hình chiến sự khá yên tỉnh, thỉnh thỏang đon vị tôi chỉ bắn quấy rối muoi quả đạn pháo binh về đem mà thôi.
Nhờ thế tôi đa có thời gian rảnh dạy giúp truờng trung học bán công Mỹ An về hình học và đại số cho hai lớp đệ lục và đệ ngủ gần bốn tháng cho đến khi thuyên chuyển đi noi khác mới thôi. Vì vậy tôi có rất nhiều kỹ niêm đuợc sống lại thời cấp sách và quen biết nhiều dân địa phuong ở đây.Ðó cung là kỹ niệm hiếm có của đời lính.Lúc còn “độc thân vui tính tiền lính tính liền”, những ngày không hành quân, tôi thuờng bách bộ hay lái xe tà tà vào giờ tan truờng noi mình đóng quân nhu trung học Huỳnh Quang Tiên (Tràvinh),Tống Phuớc Hòa (Sadec),Tống Phuớc Hiệp và truờng Su Pham (Vỉnh Long). Cung nhu truờng Phan Bội Châu tỉnh mình, vào giờ tan học những tà áo trắng các truờng này (trừ truờng Su Phạm) phất phới nhu đan nhạn trắng tung bay tìm về tổ ấm& Ðó là dịp rửa mắt tốt nhất, tốt và tự nhiên hon thời mình còn cấp sách chua thấy tuong lai.
Năm 1964 trên đuờng về thăm gia đinh trong chiếc xe đo Tiến Lực, bị VC chặn đuờng taị rừng lá,nhờ đề phòng truớc,họ không phát hiện ra mình là si quan nên tôi thoát khỏi cụm từ “đền nợ nuóc” nhu bao chiến si khác từng chết.Từ dịp chết hụt đó về sau tôi không về thăm quê bằng xe đo nữa mà chỉ đi phi co thôi. Mỗi năm đuợc mấy ngày phép uu tiên về SG thăm em gái thành đô (thông cảm) không còn thời gian về thăm cha mẹ thuờng nhu truớc.

Về Ninh Thuận
Xa quê huong đa lâu, hon nửa khi nghỉ cảnh “cha mẹ già chờ mong bóng con” ở tuổi về chiều; sau khi học xong khóa pháo binh cao cấp, tôi xin chuyển về đon vị gần nhà nhất lúc bấy giờ là tiểu đoan 233 pháo binh đóng tại Sông Mao từ giữa năm 1971.
Trong khi chờ ra nhận chức pháo đội truởng kiêm si quan liên lạc tại tỉnh Ninh Thuận, tôi đuợc bốn muoi tám giờ phép về thăm gia đinh cha mẹ tại Phan Thiết.Sau thời gian dài xa cách ba má thấy tôi về bất ngờ rất mừng rở duờng nhu trẻ lại đuợc mấy tuổi. Chuyện trò chua đuợc lâu, bạn bè cu đang phục vụ tại tiểu khu Bình Thuận đến thăm và'bắt cóc' tôi đi nhậu nhẹt tạm gọi là ”mừng ngày tái ngô”. Nhậu xong về ba má tôi lại trách: “Sanh mấy thằng con trai nhu mầy chẳng ích lợi gì cho gia đinh ngòai việc nối giồng nối giống.Vừa về ngồi chua nóng mông đa biến rồi. Vì thuong nhớ con quá nên “ông già” nói vậy khi giận chứ mình cung chua đến nổi bê tha quên công đức sanh thành của cha mẹ.Từ đó về sau,lợi dụng một vài chuyến công tác từ Phanrang về Sông Mao nhận luong cho đon vị, tôi lại vuợt đoạn núi TàDôn khá nguy hiểm về thăm cha mẹ và bạn bè.
Bằng hữu tôi cấp nào cung có, từ anh nhân dân tự vệ đến anh lính kiểng lính cậu, hạ si quan và si quan, nhà mô phạm, thuong gia v v thành phần nào cung có phe ta cả .'May mắn thành quan, lang thang thành lính cậu,lính kiểng'.Một ít bạn khác bất hạnh “theo ông theo bà” sớm cả rồi.Cuộc chiến mang đến những đau thuong chết chóc, anh nào may mắn còn sống gia đinh nhờ, cho nên khi có co hội gặp nhau thì phải mừng sức khỏe 'dzô!dzô'; “năm muoi phần trăm em oi!”. Vừa 'dzô'vừa nhắc chuyện cu.Nhắc laị chuyện xua khởi đầu từ lớp học vỡ lòng tại căn nhà ngói xập xệ ở phuờng Ðức Nghỉa,qua truờng Nam tiểu học với thầy Mô thầy Khánh thầy Thảnh, sang Tiến Ðức của cụ Ðặng Vu Tiễn rồi truờng Phan Bội Châu thời thầy Lê Tá làm hiệu truởng,thầy Lê Chính Long dạy Anh văn , thầy Trần Phụng Tuờng dạy Pháp văn.Ðặc biệt,thỉnh thoảng thầy Tuờng thuờng gọi cô Ðặng Thị Bê(đệ tứ,sau chúng tôi một lớp) lên đọc Pháp văn rất hay. Nếu không nhìn thấy nguời thì nghỉ đó là Ðầm thứ thiệt đọc tiếng Tây.
Ra nhận chức pháo đội truởng taị Phan Rang, tình cờ tôi gặp lại Phạm văn Quan, nguời bạn “học tài thi phận” năm xua đa từng tiển tôi tại ga Saigon, ngày rời kiếp thu sinh vào đuờng binh nghiệp muời năm truớc trên chuyến “tàu đem năm cu”.Những năm mới ra đon vị chúng tôi còn liên lạc nhau qua vài cái thu mỗi năm, sau đó tôi vì bận hành quân, anh vì cuộc sống phải rời quê Bình Thuận, chúng tôi không còn liên lạc nhau cho đến ngày tái ngộ này.Gặp nhau tay bắt mặt mừng trong cảnh vui buồn lẫn lộn.Từ đó mỗi khi nghe lại bài “tàu đem năm cu” với giọng ca liêu trai đầy tình cãm của Thanh Thúy, tôi cảm thấy một nổi buồn man mác lo lửng trong tâm hồn.Anh mang cấp trung sỉ trong đon vị tôi. Ðể giúp đở bạn bè, tôi chuyển anh về làm hạ si quan tác xạ pháo đội gần gủi tôi hỏn và chờ khi nào có lớp si quan đặc biệt sẽ đề nghị anh đi học. Thỉnh thoảng có tiệc tùng tôi không quên rủ anh cùng chung vui. Truớc mặt các quân nhân khác anh đều xung hô với tôi theo lể nghi quân cách, lúc chỉ còn hai đứa, anh gọi tôi bằng tên cúng cơm (B.) và xưng tôi. Ðôi khi cao hứng quá không có mặt nguời khác, xung hô nhau mầy tao nhu thuở học trò rất thân mật.
So với trong Nam, Tỉnh Ninh Thuận rất an ninh. Ba trung đội pháo binh trong vòng trách nhiệm tôi đóng ba noi trải dài theo Quốc Lộ Một. Trung đội của Trung Úy Nguyễn văn Anh đóng tại quận Ninh Phuớc, Trung Úy Nguyên Duy Mẫn đóng tại Ninh Chữ và Trung Úy Nguyễn Văn Thuận (Thuận Lé, xin lổi) đóng tại Du Long sát Cam Ranh. Sau đó trung đội anh dời ra phi truờng Nha Trang. Ðặc biệt ba anh trung đội truởng này vừa là đồng huong Bình Thuận vừa là cựu học sinh cùng mái truờng mẹ - trung học Phan Bội Châu Phan thiết với tôi. Tất cả đều học sau tôi mấy lớp (PBC 64-67). Dù địa vị và cấp bậc chênh lệch nhau, ngoài nhiệm vụ phải làm, anh em chúng tôi rất vui vẻ với nhau và thỉnh thoảng tôi tạo điều kiện để có dịp cùng gặp nhau vui choi sau nhiều ngày làm việc căng thẳng. Có thể nói thời gian an nhàn huởng thụ ít hiểm nguy này đã bù đắp lại phần nào những năm tháng hành quân vất vả nguy hiểm khắp Miền Tây của tôi truớc đó.
Ba trung đội pháo binh đóng riêng rẻ, các trung đội truởng chịu trách nhiệm an ninh và tác xạ của đon vị mình. Quan theo tôi sống ở thị xã Phanrang.Công việc tôi nhẹ nhàng đon giản. Mỗi sáng vào trung tâm hành quân tiểu khu dự thuyết trình xong, huấn luyện cho pháo binh Phan Rang ít giờ đồng hồ rồi có thể đi thăm các đon vị. Vì vậy tôi có nhiều co hội và thời giờ rảnh rỗi đi lại các vùng lân cận như Nha Trang, Ðà Lạt, Phan Thiết.
Mồi khi về Sông Mao tôi thuờng ghé Tuy Phong, Chợ Lầu, Hòa Ða, Phan Rí thăm vài bạn cũ và ăn gỏi cá mai cá trích. Khi vuợt núi Tà Dôn về Phan Thiết tôi không quên dừng lại chợ Phú Long ăn bánh hỏi lòng heo ngon nổi tiếng mà lúc còn hàn sinh hiếm có dịp thuởng thức. Trên đuờng về thăm cha mẹ, xe phải chạy ngang qua truờng Phan Bội Châu. Ðôi lần đúng vào giờ tan học, đuợc dịp nhìn lại cảnh hàng hàng lớp lớp các chiếc áo dài trắng tung bay truớc gió với các nụ cuời vô tu xinh xắn trông duyên dáng và đẹp đẽ làm sao! Mình chỉ khen ngầm và nuối tiếc “ván đa đóng thuyền rồi, nếu không cũng vớt đuợc con nhạn lạc đan xấu số” (vì xấu số mới gặp tôi). Tôi cũng thuờng thăm cụ Ðặng Vu Tiền, giám đốc trừờng trung học Tiến Ðức. Thầy thương tôi lắm nhung có lần thầy cung xém đuổi tôi vì tội xúi quẩy đám con trai “cúp cua” giờ Vạn Vật của cô Y đi đá banh tại sân vận động Lạc Ðạo gần truờng.
Có vài lần vào giờ pháp văn,thầy Vị (ba thầy Thành dạy truờng PBC), trách tôi a dua với mấy thằng bạn ngỗ nghịch trong lớp vào giờ tập đọc. Chẳng hạn nhu thầy Vị đọc ngắn gọn chữ le montagne; các anh lại đọc theo và cố ý kéo dài Lo Mông Tan.. Nhờ và nhận mạnh những từ không cần thiết. Khi chia các động từ “recou vrer và remouvrir” : Ro rờ .. cu vờ.. rờ; hay ro rờ mu vờ.. rờ. Lập lại xong đám con trai ở các bàn sau đắc ý cuời ngầm trong khi đám con gái ngồi bàn trên cùng đỏ mặt tía tai. Thầy Vị lại la: Ậy! Ậy! các anh lại nghịch nữa. Vừa nói thầy vừa nhìn xuống đám con trai với gọng kính đen xệ xuống chân mày trông càng muốn cuời thêm.Bây giờ tuổi đời chồng chất mới cảm thấy thắm thiá tại sao mang cái kính xệ nhu vậy. May mắn thay nhóm bạn hay 'cúp cua' đá banh năm đó đều vuợt qua kỳ thi trung học đệ nhất cấp tại Phan Thiết lần đầu tiên, nếu không thầy 'dủa' tôi dài dài mặt mủi nào dám trỡ lại thăm thầy.
Cảnh cũ truờng xua và những noi chốn quen thuộc thời tho ấu thuờng hiện ra trong tìm thức nguời viễn xứ khi có dịp gặp lại bạn bè thời cấp sách ở một noi nào đó. Quê nghèo chứ tình nguời không nghèo, tôi cung trong tâm trạng đó. Mỗi khi về quê, tôi thuờng qua lại những ngôi truờng cu xóm xua thăm thầy kính bạn yêu. Chiều chiều lái xe xuống biển Thuong Chánh ngồi duới bóng mát đồi duong với vài nguời bạn, nhấm nháp ít lon bia nhìn những con thuyền xa tít tận ngoài khoi đang luớt sóng huớng mủi về cửa biển Phan Thiết trong niềm phấn khởi sẽ gặp lại gia đinh sau một vài ngày lênh đênh trên đại dương mò tìm nguồn sống. Ðôi khi trên đuờng ra Mủi Né thăm mấy bạn cũ, dừng chân tại Rạng uống mấy trái dừa xiêm ngọt mát làm sao! Truớc khi rời rạng,tôi cung không quên mua một ít mẫn cầu dai đem về biếu cha mẹ. Ðứng từ Lầu Ông Hoàng nhìn ra Rạng, Mủi Né, Ghềnh (ngoài MN)quay nguợc một trăm tám mươi độ về Thương Chánh, Bình Tú, Khê Gà rồi Lagi, thấy Bình Thuận mình đẹp quá! Một vùng đất rộng hình bán nguyệt giáp biển Ðông nhiều hải sản quý, dân tình cần cù chất phát, thân thiện. Quê ta đẹp quá, kể cả lòng nguời!!!
“Thảnh thơi tho túi ruợu bầu” chẳng đuợc bao lâu, cuộc chiến trở nên dữ dội ở vùng cao nguyên còn gọi là ”Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972. Tháng 5/72 Cộng Sản Bắc Việt trang bị đầy đu vủ khí xe tăng, đại bác đủ loại đánh tan Sư Ðoàn 22 Bộ Binh VNCH tại Tân Cảnh (KonTum). Thừa thắng xông lên họ tiếp tục tiến đánh thị xã Kontum nhung bị thất bại do su đoàn 23BB, lực luợng tiểu khu Kontum và nhiều đon vị tăng phái khác cùng tử thủ, đặc biệt là nhờ bom hạng nặng từ phi cơ B52 của Mỹ thả ngày đêm trên đuờng tiến quân của địch.
Lúc bấy giờ trong cùng tiểu đoàn tôi, Đại Úy Nguyễn Văn Chí vừa đưa pháo đội A/TÐ 233 PB từ Phan Thiết lên Kontun bị tử trận. Pháo đội phó, Trung Úy Nguyễn Văn Nhuờng (PT) thay thế Đại Úy Chí đóng tạị căn cứ 42 A. Pháo đội B của tôi đang đóng từ Phanrang đuợc lệnh lên thay thế pháo đội A (thay nhân viên từng trung đội một thôi). Lệnh hối thúc gấp, chỉ cần một trung đội đi thay truớc,hai trung đội còn lại sẽ đi sau. Ðể cho công bình trong việc thay đổi này, tôi hỏi ý kiến ba trung úy trực thuộc xem ai muốn đi lên truớc cùng tôi. Cả ba môn đệ Phan Bội Châu đều chịu chơi cả không ai muốn đi sau. Cuối cùng tôi nhận thấy Trung Úy Nguyễn Duy Mẫn, Trung Úy Nguyễn Văn Thuận đều có gia đinh bên cạnh; tôi quyết định chọn Trung Úy Nguyễn Văn Anh (Ma Lâm) đang còn “độc thân thực thụ” đi truớc với tôi. Trung Sĩ Quan cũng muốn đi ngay không chịu thuộc loại “vịt đẹt” chết nhác. Khi đó vợ tôi vừa sanh đứa con thứ hai khỏang một tuần còn yếu không đuợc ai chăm sóc ngoài vợ của anh tài xế tôi nhờ giúp tạm mấy ngày. Tôi không muốn lấy lý do vợ mới sanh để xin nghỉ phép đặc biệt đua vợ về Saigon trong lúc này mà chỉ thi hành lệnh. Tôi đã điện thoại nhờ bà nhạc tôi ra đón dùm vợ con tôi về Saìgòn những đến giờ tôi phải ra đi mà chua thấy bóng bà đâu. Không thể chần chờ lâu, tôi dự trù phải đi sớm ra Quy Nhơn nghỉ đem, ngay hôm sau sẽ đi Pleiku.
Sau khi từ giả vợ con và dặn dò vợ cậu tài xế chờ má vợ tôi ra tới noi cô mới về nhà. Một cuộc chia tay không báo truớc đem lại nhiều sự lo âu cho nguời ở lại. Ðể tránh sự bịn rịn nghẹn ngào của vợ tôi, sau một phút an ủi vợ con, tôi ra xe lệnh tài xế trực chỉ Nha Trang.Hoàn cảnh hiện tại làm tôi nghỉ lại khổ tâm của thân phận các nguời yêu hay các bà vợ lính trong “Chinh Phụ Ngâm Khúc”của bà Ðoàn Thị Ðiểm:

“Thuở trời đất nổi cơn gió buị, Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên”

Ðèo Chupao
Những ai đã từng sống hoặc hành quân ở cao nguyên thuộc Vùng II Chiến Thuật (Trung Phần) truớc đây chắc đã hơn một lần nghe thấy tên đeo Chupao.Ðeo này nằm sát quốc lộ 14, ở khoảng một phần ba đoạn đuờng từ Pleiku đi Kontum. Ðó là con đuờng huyết mạch tiếp tế cho Kontum từ Pleiku. Ðộ cong và độ dốc của đeo chỉ hơi thoai thoải không có gì nguy hiểm lắm về mặt giao thông, nhung nó lại có hổn danh là “Ðèo Tử Thần" từ vào “Mùa Hè Ðỏ Lửa”(1972). Mùa này, sương mù rất chậm tan trong buổi sáng. Gần bảy giờ sáng,suong mù vẫn còn lo lửng trên mặt đuờng. Thỉnh thoảng xuất hiện đó đây vài ba anh lính qua lại chuẫn bị com nuớc để sau đó phải đối diện với tử thần khi mở và giữ đuờng này.
Cộng Sản Bắc Việt đã đóng chốt chặn con đuờng này hơn tháng nay, xe đò không dám chạy, chỉ có xe nhà binh tiếp tế hoặc cứu thuong ở “thế bắt buộc” phải di chuyển mà thôi.Chạy qua khúc quanh này rất nguy hiểm. Nếu tài xế lái chậm dễ bị chúng soi tái bằng B40, còn nếu lái nhanh xe bị lật cũng chết. Cứ muời lần chạy qua đó có năm lần bị bắn trúng đạn. Trong năm lần trúng đạn ít ra có một hai lần bị thuong hoặc chết. Nguời xe truớc bị thuong hoặc xe bị lật, xác nguời văng tứ tung; xe sau không dám ngừng,cứ tiếp tục đe lên xác nguời phía truớc và nhiều xe như vậy nối tiếp nhau, nên ta có thể nói “nguời chết hai ba bốn lần thịt da nát tan” không ngoa chút nào.
Biết vậy nhưng đoàn quân có trách nhiệm giữ an ninh đuờng vẩn bất lực. Pháo binh không thấy vị trí súng cối địch đặt chỗ nào để trực xa. Lực luợng ta mở đuờng vào sâu hon cũng không đuợc. Ta đến điểm này thì chúng dời tới điễm khác gần đó, ta không đủ quân trải dài hết con đuờng. Sát chân đeo này có một căn cứ hỏa lực khá hùng hậu với tên ”căn cứ hỏa lực 42A”, trong đó có bốn khẩu đại bác 155 ly (thuộc TD 37PB đóng bên kia đuờng) và sáu khẩu 105 ly (TD233PB) do Liên Đoàn 22 Biệt Ðộng Quân Biên Phòng của Trung Tá Dương Ðức Mại chịu trách nhiệm bảo vệ tổng quát.
Tại đây tôi vừa đưa trung đội của Trung Úy Anh vào thay thế một trung đội của pháo đội A vào lúc bốn giờ chiều ngày 17 tháng 6 năm 1972 duới những tràng đạn pháo kích chào đón của địch. Từ lúc đó tôi chỉ huy trực tiếp sáu khẩu đại bác 105 ly này. Mỗi khi anh em pháo thủ ra bắn yễm trợ quân bạn, Việt Cộng lại pháo vào vị trí ta khiến chúng ta không thể đứng mải một chỗ trống bắn yễm trợ quân bạn mà chỉ bắn mấy tràng rồi chạy vào hầm núp để sau khi địch pháo kích xong ta lại ra bắn tiếp tục. Tình thế đó liên tục suốt ngày nọ sang ngày kia khó có thì giờ ngoi nghỉ hay chôn bỏ thuốc nạp thừa.
Cũng như các nơi dừng quân khác truớc đây, trời vừa tối, tôi cho thuộc cấp kéo dây kẻm gai tròn (concertina) ngan dọc trong vị trí để địch không thể di chuyển dễ dàng nếu họ đa vuợt qua hàng rào kẻm gai thứ nhất do bộ binh bảo vệ.Chính lính ta cung khó khăn khi di chuyển trong đem.Mỗi vọng gác thuờng có hai nguời để yễm trợ lẫn nhau và bắt đầu gác đôi từ một giờ khuya đến bốn giờ sáng. Trung Úy Nguyễn Văn Anh và tôi ngủ trong hầm nổi (trên mặt đất) che bằng tôn cong hình bán nguyệt, sắp theo hình chữ lờ (L) có lớp bao cát che quanh. Trung Sĩ Quan trực trong đai tác xạ (đai tính yếu tố bắn) với Hạ Sĩ Thạch truyền tin gần đó.
Ðêm đầu tiên địch pháo lai rai không tổn thất gì. Ðêm kế tiếp khi màn đem buông xuống trong vắng lặng điu hiu bên suờn đồi trống trải đầy mùi tử khí và mùi thuốc súng bốc lên khó ngửi,cùng tiếng côn trùng ai oán bên tai, lính tráng chìm sâu trong giấc ngủ ngon lành sau một ngày bận rộn bắn yểm trợ quân bạn , duới nhiều tràng pháo kích của địch. Ðặc biệt hon,hôm nay đon vị bên ngoài không yêu cầu pháo binh yễm trợ. Nghỉ thầm, đem nay Việt Cọng tử tể quá không pháo kích hay đánh phá các tiền đồn gì cả, nào ngờ khoảng ba giờ sáng, sau mấy đợt súng nhỏ yếu ớt có nhiều tiếng nổ lớn tuong tự nhu tiếng pháo kích nổ tiếp quanh và trong vị trí. Nghe tiếng nổ,hai chúng tôi chợt dậy ngồi nhận định tình hình. Sau mấy tiếng nổ kế tiếp,tôi biết đó là loại thuốc nổ bêta đặc công CS sử dụng. Chưa nghe tiếng súng bắn nhau nhiều tại sao có tiếng nổ của bêta trong vị trí rồi? Chắc lính Biệt Ðộng Quân ngủ gục hết để địch lọt vào trong vị trí dễ dàng ném thuốc nổ khắp nơi! Tôi thằm nghỉ nhu thế. Biết địch đã lọt vào vị trí nhung chúng tôi chưa nhảy xuống đai tác xạ vội vì sợ lính mình tuởng địch bắn lầm. Tôi gọi anh Thạch (hạ sĩ truyền tin): “Mang máy lên cho tao Thạch”. Thế là hai quả bê ta từ đâu nhá lửa truớc miệng hầm khói bụi bay mù mịt. Chúng tôi choáng váng tuởng bị thương. Sau vài phút tỉnh lại rờ khắp nguời không thấy bị sứt mẻ gì, chúng tôi quyết định phải nhảy xuống đai tác xạ (đào chìm duới đất) rồi ra vị trí súng thúc giục lính ra chiến đấu chứ không thể núp trong hầm này chờ chết hay đưa hai tay cho địch còng. Thế rồi vừa chạy vừa la lớn: “Tao xuống hầm đây Quan, đừng bắn”. Hai đứa vừa vào trong hầm, lại một loạt tiếng nổ “Ầm!ầm! nửa phía sau, đất văng tứ tung.
Trung Úy Anh và Trung Sĩ Quan nhảy ra hai khẩu đại bác khác nhau và hô hào lính ra bắn trực xạ với loại đạn “bi-hiu” (beehive) và đạn nổ cao ghi sẵn 'hai giây' về huớng địch. Ðặc biệt loại đạn 'bi hiu' chứa bên trong hai ngàn mủi tên nhọn như đinh lớn bắn ra tứ phía khi nổ (loại đạn này cung tự động nổ khi ra khỏi nòng súng hai giây,dùng để phòng thủ chống biển nguời rất hiệu quả). Mặt khác tôi báo cáo rõ tình hình lên pháo binh sư đoàn xin tiếp tục yễm trợ mà truớc đó Ðại Úy Cảnh - sĩ quan liên lạc Liên Ðoàn 22 BÐQ - nằm vòng đai trung tâm đã yêu cầu pháo binh bắn yễm trợ từ lúc mới nghe súng nổ. Sau khi nghe tiếng tôi báo cáo rõ ràng tình hình, từ đầu máy bên kia Đại Úy Từ Ðức Tài (Phan Thiết) trực Pháo Binh Sư Đoàn 23, yêu cầu pháo đội của Đại Úy Phạm Văn Sáu và Bùi Minh Ngọc (hai đồng môn truờng Tiến Ðức và PBC/PT với tôi) - đóng ở căn cứ Pleimerong cách vị trí tôi tám cây số - “bắn nhanh lên kẻo địch tràn ngập vị trí Bắc Bình” (Bắc Bình là kẻ viết bài này). Báo cáo xong tôi để Thạch - hạ sĩ truyền tin - tiếp tục yêu cầu bắn các điểm cũ, phần tôi ra chỉ huy các trung đội phản công địch.
Truớc sự hiểm nguy có bạn bè đồng hương và đồng môn như Tài, Sáu, Ngọc tận tình yểm trợ hết mình, tinh thần chiến đấu càng tăng lên quên cả mạng sống (buồn thay, đồng môn truờng Trung Học Phan Bội Châu, Đại Úy Bùi Minh Ngọc, đã hy sinh trong trận mở màn Chiến Dịch Mùa Xuân 1975 của Cộng Sản tại chiến truờng Ðức Lập tỉnh Quảng Ðức. Khi đó tôi đang là chỉ huy truởng pháo binh kiêm tham mưu pphó hành quân tỉnh này đang bay trực thăng chỉ huy với đại tá tỉnh truởng trên vùng anh mà chẳng cứu đuợc anh). Bị phản công chính xác bất ngờ, địch bỏ nhảy tứ tung, nhờ vậy lính Tiểu Đoàn 71(?)Biệt Ðộng Quân Biên Phòng (hầu hết là lính Thuợng) của Thiếu Tá Ðồng Văn K.( K19DL) bị VC bắt giữ từ đầu trận, thoát chạy vào vị trí tôi, mừng rở nói lớn: “Tụi em Biệt Ðộng Quân đây, đại úy đừng bắn”.
“Trời tối, tao không thể phân biệt đuợc ai, ra ngồi đằng sau kia hết, đi bậy tao bắn bỏ”, tôi ra lệnh họ nhu vậy. Bị phản công đúng lúc, địch không còn làm chủ tình thế đuợc. Tiếng nổ bêta của địch thưa dần rồi tắt hẳn đúng lúc bình minh vừa hé từ chân núi. Màn sương tan dần,bầu trời mỗi lúc một rõ hơn. Nghe yên tiếng súng, hai tên chiến binh Cộng Sản núp nơi nào trong vị trí pháo binh bổng chạy ra nhung đã trể rồi. Sau ba tiếng kêu “đứng lại” họ ngoan cố tiếp tục chạy, anh pháo thủ gác trên hầm đạn cho tiếp một loạt M16; cả hai giả từ cuộc choi.
Hết tiếng nổ tôi cho thu dọn chiến truờng, tịch thu đuợc 14 khẩu súng phần nhiều là AK47 bá xếp, 2 khẩu K54, 2 máy truyền tin Trung Cộng và nhiều gói thuốc nổ bêta. Họ để lại chiến truờng 18 xác chết hầu hết mặc quần đui mặt còn non chẹt đáng thương hại; không hiểu họ đa đem đi đuợc bao nhiêu xác. Tôi cho lệnh lính đem chôn gần đó. Ðơn vị tôi cung tịch thâu đuợc muời mấy khẩu M16 và súng phóng lựu M72 (Cộng Sản lấy của Biệt Động Quân nhưng không thể mang đi đuợc), giao cho lại Thiếu Tá Ðồng V. K. Riêng phần đon vị tôi bị hư hại 3 khẩu đại bác 105 ly vì thuốc nổ bêta và B40, B41.
Có một điều huyền diệu không ngờ; về nhân mạng đon vị tôi chỉ có một nguời hy sinh duy nhất đó là nguời bạn từ thời khố rách của tôi - Trung Sĩ Nguyễn Văn Quan. Quan đã hy sinh nằm trong lòng đất mẹ cứu đuợc nhiều đồng đội, đặc biệt hơn, chính anh và Trung Úy Nguyễn Văn Anh cùng nhiều đồng đội khác đa góp phần tô thêm “đuờng công danh” của tôi ngày hôm đó. Quan đã trúng nguyên quả đạn B41 đúng lúc tay đang giựt cò đại bác trực xạ địch mấy quả đầu tiên. Riêng tổn thất bên Biệt Động Quân ít thôi không đáng kể (đám lính Thuợng ngủ gật bị VC bắt sống, đon vị tôi đã cứu và lấy súng lại đuợc rồi. CS không thể kéo xác bọn họ theo đuợc làm sao mang súng của BÐQ theo).
Thuờng đối phuong thấy chắc ăn mới tấn công mình, đặc biệt hôm đó lại là Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19 tháng 6 năm 1972. Có lẽ chúng nghỉ ngày đại lễ chúng ta ăn nhậu no say lơ là nhiệm vụ, họ đánh là thắng. Lần này họ đa lầm nên chuốt lấy thãm bại đau thuong để lại chiến truờng đầy “xác nguời non dại bị luờng gạt” khi đụng phải một đơn vị gan dạ và cấp chỉ huy biết lo xa cho tính mạng thuộc cấp cũng như cho chính mình.
Khoảng bảy giờ sáng, dù mặt trời lên hoi cao nhung màn suong chua tan hẳn trên trận địa, Chuẩn Tuớng Trần Văn Hai (chỉ huy truởng lảnh thổ quân khu II),đáp trực thăng xuống vị trí tôi giửa lúc địch quân vẫn pháo kích lai rai (vì thấy trực thăng xuống và biết phe hắn thất bại chém vè hết rồi). Tôi đội mủ sắt áo giáp ra đón và huớng dẫn chuẫn tuớng đi quan sát chiến truờng. Ông rất can đảm, đang pháo kích nhu vây, ông chỉ đội cái mủ nâu tay cầm cây gậy ngắn đứng quan sát trận địa tỉnh bơ rất lâu. Tôi nghĩ thêm: Là tuớng ông không sợ chết, mình ăn thua gì, vì vậy tôi yên chí huớng dẩn ông đi quan sát tận chỗ địch cắt hàng rào kẻm gai, chỗ nào địch bị vuớng ngã trên những vòng kẽm gai, lính pháo binh đa kéo về đem, chỗ nào địch chết vì đạn beehive.
Truớc mặt Tuớng Trần Văn Hai, Trung Tá Dương Ðức Mai ca ngợi sự chiến đấu anh dũng của pháo binh khi hôm và nhận trách nhiệm không chu toàn bổn phận phòng thủ của đơn vị Biệt Ðộng Quân đêm hôm qua. Tôi còn nhớ lời ông trình với Chuẩn Tuớng Trần Văn Hai: “Thưa thiếu tuớng, khi hôm chỉ có pháo binh đánh giặc thôi, nếu không địch đã tràn vào Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn rồi”. Ông cũng đề nghị cấp trên ân thuởng đon vị tôi. Cố vấn Mỹ của Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân bắt tay cám on đơn vị tôi cứu họ. Một tháng sau tôi nhận đuợc một anh dung bội tinh với huy chuong bạc do Đại Tướng Westmoreland ký.
Tôi khâm phục sự trung thực của cấp chỉ huy dám chịu trách nhiệm nhu Trung Tá Mai. Liên đoàn không hoàn thành trách nhiệm phòng thủ vòng đai ngoài, để địch lọt vào trong hàng rào một cách dễ dàng sau vài loạt súng lẻ tẻ gây hu hại những ba khẩu đại bác 105 ly. Lúc đó pháo binh không phản ứng nhanh, chết nhát núp mải trong hầm, chắc chắn nếu không chết cũng sẽ bị hốt trọn cả đám. Pháo binh đã phản ứng mạnh, nhanh, kịp thời gây thiệt hại cho địch nhu thế là cả một công trạng hiếm có (1/1Cool. Trưa hôm đó tôi đuợc về Pleiku nghỉ ngơi.
Lợi dụng co hội này tôi vào nhà xác Quân Y Viện Pleiku viếng và cầu nguyện cho linh hồn anh Phạm Văn Quan sớm siêu thoát. Tuần lể sau tôi đuợc gọi lên Kontum gắn cấp bậc thiếu tá “đặc cách mặt trận“. Trong một tư thế bất lợi khi địch đa tràn đầy vị trí, đuợc thoát khỏi bàn tay tử thần là cả một sự may mắn lắm rồi, không ngờ đon vị đa chuyển từ chỗ thất thế sang thành công nhu vây ngoài sự tuởng tuợng của tôi. Thăng cấp đặc cách mật trận là truờng hợp hiếm có ngoài sự mong đợi của binh chủng pháo binh. Lại một tuần sau nữa, Thiếu Tá Quân Cảnh Trương Văn Cao,một đồng môn Võ Bị Ðà Lạt với tôi,làm tiệc rửa lon cho tôi gọi là “Mừng nguời về từ Cõi Chết”. Cám on Trương Văn Cao.
Sau khi đuợc thăng cấp, giữa tháng (8/72), tôi đuợc đề bạt làm tiểu đoàn phó tiểu đoàn 69 pháo binh đóng tại Ngã Tư Biển Hồ(Pleiku). Cuối năm 1973 thuyên chuyển về làm Chỉ Huy Truỡng Pháo Binh kiêm Tham Muu Phó Hành Quân tiểu khu Quảng Ðức cho đến ngày di tản chiến thuật mà tôi đa có dịp trình bày trong quyển sách “Thân Phận Nguời Lính VNCH” do nhà văn Muờng Giang trình bày. Tàn cuộc chiến cùng chịu chung phận tù đầy từ Nam ra Bắc nhu bao chiến hữu khác. Qua Mỹ theo diện HO đầu năm 1991.
Tuổi trẻ không bao giờ trở lại, nhưng những kỹ niệm buồn vui vẫn lưu mãi trong tôi. Trong quảng đuờng đời đã qua, ngoài on nghỉa sinh thành của cha mẹ, tôi còn đuợc sự giúp đỡ của nhiều ân nhân và ân sư. Với sự khuyến khích của bạn bè cùng sự phấn đấu của bản thân, tôi đa trang bị cho mình một số kiến thức tổng quát tạm đu làm hành trang vào đời. Tôi đã cùng đồng đội chung lưng chiến đấu bảo vệ lý tuởng tự do cho miền Nam để thể hiện bổn phận làm trai trong thời loạn lạc. Cuộc chiến đấu quân sự đã chấm dứt kết quả không theo uớc vọng của ta.
Nay sống xa quê hương những nửa vòng trái đất, đôi lúc hồi tuởng lại cảnh cũ nguời xưa tôi cảm thấy bùi ngùi tủi hổ, vui ít buồn nhiều. Với trách nhiệm và thành quả cá nhân mình lúc đuong thời,nếu không nói là đáng tự hào, ít ra ủng không xấu hổ với luong tâm, với ân nhân và với những nguời nằm xuống cho mình đuợc sống. Tôi chỉ dám hãnh diện mình là nguời Bình Thuận-tỉnh cuối cùng của miền Trung nuớc Việt-đuợc thiên nhiên ưu đải, nhiều hải sản quý, dân tình hiền hòa, chịu khó làm ăn và rất tốt bụng. Tôi có mấy câu thơ sau đây tả về quê huong mình để phụ cho phần kết luận bài này.

Muờng giang lờ lững trăng vờn nuớc,
Cầu bắt ngang tha thuớc dáng học trò.
Cồn Chà Thương Chánh đò qua lại,
Lầu nuớc cao vang mãi tiếng đờn ca.
Trai thanh lịch, gái đẹp mặn mà,
Nguới Bình Thuận, quê huong ta nhớ mãi.


Trần Văn Buờng
Cựu Học Sinh TH. PBC.PT

Trần Văn Thân: Người biệt kích dù bất tử

Th/úy Trần Văn Thân

Bravenet Counter Stats
Powered by Bravenet
View Statistics

1974 - 1975 : Những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Lợi dụng đường mòn Hồ Chí Minh đã bị bỏ ngỏ và những điều khoản bất công phi lý trong bản Hiệp định ngưng bắn do Hoa Kỳ sáng tạo, nên Cộng Sản Bắc Việt đã di chuyển gần hết các Sư đoàn chủ lực vào Miền Nam, uy hiếp các tỉnh địa đầu giới tuyến thuộc Quân Đoàn 1, đồng thời bao vây Cao Nguyên Trung Phần, thuộc lãnh thổ Vùng II Chiến thuật với ý đồ tấn công cưỡng chiếm VNCH, ngay khi Quân đội Hoa Kỳ và Ðồng Minh đã rút hết về nước, phủi tay trước những cam kết của nhiều đời tổng thống Mỹ, đã ký hứa giúp đỡ Miền Nam VN, chống lại cuộc xâm lăng của Cộng Sản Ðệ Tam Quốc Tế, do Bắc Việt đảm nhận suốt cuộc chiến tương tàn, sau khi chia hai VN vào tháng 7-1954. Trước tình hình nguy ngập của đất nước, gần như tính bằng ngày. Thế nhưng QLVNCH vẫn không bỏ cuộc và dù biết đang phải chiến đấu trong cô đơn đầy thiếu thốn, mà mạng sống của người lính ngoài chiến trường, thì mỏng manh hơn bao giờ hết. Vậy mà chẳng ai nghĩ tới chuyện đào ngũ, bỏ trốn ra ngoại quốc, cho dù người Mỹ đã cố tình tiết lộ việc di tản cho một số quan chức có quyền hành tại Sài Gòn. Cao cả và đáng kính trọng khâm phục nhất, cũng vẫn là những người Lính thuộc Binh Chủng Biệt Kích Nha Kỹ Thuật , trong đó bao gồm Các Toán Công Tác Xâm Nhập thuộc các Ðoàn Công Tác và các Ðoàn Liên Lạc của Nha Kỹ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH, vẫn tiếp tục tiến hành công tác xâm nhập vào những mục tiêu nguy hiểm nhất, chẳng khác nào nhiệm vụ ám sát toàn quyền Pháp là Merlin, của Liệt Sĩ Phạm Hồng Thái tại Hồng Kông vào năm 1924. Có thể nói được, đây là cuộc đổi mạng của người lính cảm tử NKT giữa chốn ba quân, để mang về cho QLVNCH, những tin tức tình báo chiến lược, được cập nhật hóa tại chỗ đóng quân của giặc. Nhờ đó mọi cấp chỉ huy tại các vùng chiến thuật, mới nắm vững được tình hình và hoạt động của địch, để ta điều nghiên ứng phó.
Ðoàn Công Tác 75 trách nhiệm vùng II Chiến thuật, với những nhiệm vụ đặc biệt kể trên... Quân số của Ðoàn, có 9 Toán Thám Sát, mỗi toán gồm một Sĩ Quan Trưởng toán, năm Hạ Sĩ Quan Chuyên Viên và các toán viên công tác. Quân số này tùy theo nhiệm vụ giao phó, nên số nhân viên công tác tăng hay giảm với nhu cầu. Ít ai biết tới sự hy sinh cao cả nhưng âm thầm của những người Lính NKT trên, chỉ riêng những ngày đen tối 1974-1975, đã có tới bảy trong chín Sĩ Quan Trưởng toán, đã hy sinh tại chiến trường máu lửa, trong chốn ba quân, phần lớn bị banh thây bầm xác vì bom đạn và lòng căm thù tuyệt đỉnh của giặc. Số khác mất tích, bởi không một ai chịu đầu hàng để mà sống nhục. Chết thì chết, những Toán còn lại vẫn tiếp tục bổ sung và tiến hành công tác hiểm nguy cho đến những giây phút cuối cùng, phải rã ngũ vì lệnh đầu hàng VC, do Tổng Thống Dương Văn Minh ban hành vào trưa 30-4-1975.
Cố Trung Úy Trần Văn Thân: Ông sinh năm 1942 tại Phú Trinh Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận, cựu học sinh trung học PBC, Bạch Vân và Bồ Ðề. Nhập ngũ tháng 10-1962, cùng với Ðặng Ken, Cao Minh, Nguyễn văn Nghĩa, Nguyễn Văn Ðại, Trần Khói Hương... Các bạn Minh, Ðại, Nghĩa cùng Thân kẻ trước, người sau đền nợ nước, Trần Khói Hương chết sau khi ra tù CS, chỉ còn Ðặng Ken trước là cận vệ của Tướng Ðặng Văn Quảng Tư Lệnh LLDB... sống già nơi quê hương Phan Thiết. Thân ra trường tháng 3-1963 và về Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt, năm đó trú đóng tại Nha Trang. Ông cũng là võ sư cao cấp của Thái Cực Quyền, vì vậy được chọn về Ðơn Vị Quân Cảnh của Bộ Tư Lệnh LLÐB. Sau Tết Mậu Thân 1968, Trần Văn Thân là trưởng toán thám sát thuộc Ðoàn Công tác 75, có nhiệm vụ xâm nhập vào các vị trí đóng quân của Các Ðại Ðơn Vị Cộng Sản Bắc Việt, để thu nhặt cập nhật hóa tin tức tình báo chiến lược. Theo tin tức của những đồng đội hiện còn sống sót tại hải ngoại cho biết Thiếu Úy Trần Văn Thân, đã bị mất tích vào Mùa Hè 1974 vì bị giặc săn đuổi, ông đã bơi qua một con sông nước chảy xiết nên chết mất xác. Những giây phút thảm tuyệt này, đã được một nhân viên mang máy may mắn được sống sót kể lại. Vậy mà từ ấy cho đến nay những người thân trong gia đình, thảm nhất là mẹ ông là bà Ngô Thị Dân ở Phan Thiết, cùng với người vợ trẻ tên Nguyễn Thị Liễu với ba con thơ dại tại Sài Gòn, lúc nào cũng ngong ngóng hy vọng là con và chồng-cha mình, vẫn còn sống trong các trại tù đâu đó, rồi cũng sẽ trở về như nhiều bạn bè của Thân cùng đơn vị và quê Phan Thiết. Cứ chờ đến nỗi mẹ già khóc mù cả hai mắt rồi gục chết vào năm 2000, nhưng vẫn không ngớt gọi tên đứa con thân yêu của mình. Riêng người vợ trẻ thay chông nuôi con, ở vậy cho tới khi tất cả khôn lớn vào đời, còn mình thì cứ ôm ấp hình bóng của người chồng cũ, vẫn sống trong những di ảnh thân thương nguyên vẹn, mà chàng thì biền biệt tận phương nào?
Chuyến công tác cuối cùng của cố Trung Úy Trần Văn Thân Thi hành công tác được Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II giao phó, với nhiệm vụ thâu thập tin tức về các hoạt động của địch quân đang hiện diện trong lãnh thổ, thuộc vùng chiến thuật. Toán Thám Sát do Thiếu Úy Trần Văn Thân làm trưởng toán, nhận lệnh thi hành công tác bí mật tại Ðèo An Khê, nằm trên Quốc Lộ 19, giữa đường từ Bình Khê đi An Túc, thuộc Tỉnh Bình Ðịnh. Lúc đó vùng này, coi như một chiến trường đẫm máu, giữa Sư đoàn 3 Sao Vàng của Cộng Sản Bắc Việt và Sư đoàn 22 Bộ Binh của QLVNCH. Ðịch quân hiện diện cả một vùng rộng lớn trong lãnh thổ các Quận Bình Khê, An Túc, Hoài Ân, An Lão... mà dấu hiệu để lại tại chỗ, là việc cán binh đào xới sạch lán những nương khoai, rẫy mì của đồng bào Bà Na trong vùng, để làm lương thực nuôi quân. Theo tin tức ghi nhận, thì Toán Thám Sát của Thiếu Úy Thân đã chạm địch từ những giây phút đầu, vì lọt vào Bộ Tư Lệnh của Sư Đoàn 3 Sao Vàng CSBV, bên cạnh có một trung đoàn bảo vệ. Tuy vậy họ đã chống trả mãnh liệt trước quân số hàng ngàn của Cộng quân, thêm vào đó còn có cả trời phòng không của Nga Xô và Trung Cộng viện trợ, trong lúc Toán Thám Sát của Thân, vỏn vẹn chỉ có sáu người. Nhưng cuộc đời của người lính VNCH là vậy đó, nhất là những người lính cảm tử NKT. Bởi vậy, các cấp chỉ huy liên hệ, chỉ còn biết nghe đồng đội của mình, qua tiếng báo cáo với đại bàng, là đơn vị đang chạm địch nặng, cùng lúc với tiếng súng lớn nhỏ và lựu đạn nổ, xen lẫn tiếng hô xung phong, vang lên từng đợt trong ống liên hợp. Cùng hòa tấu trong điệu ru nước mắt này, là tiếng đạn phòng không nổ tung tại một vùng xa xôi nào đó, nhưng âm hưởng truyền qua máy, cũng đủ làm rách tai người hiệu thính viên đang trực. Cuối cùng là tiếng thét của Thiếu Úy Trưởng toán Trần Văn Thân 'Zulu - Zulu' Âm thanh càng lúc càng nhỏ dần và tan biến vào trận địa, lúc đó vẫn còn vang tiếng súng ở một góc trời. Vậy mà hơn 34 năm sau, dường như tiếng thét cuối cùng của người Lính Trận: Cố Trung Úy LL Trần Văn Thân, vẫn còn vang vọng đâu đây, bảo sao những người thân của ông, cứ vẫn tin là con, chồng và ba của mình còn sống, nay đang ở nơi nào đó, mai sẽ về...!
Sau khi nhận được tin dữ về Toán Thám Sát của Thiếu Úy Thân, Nha Kỹ Thuật đã phối hợp với không quân, hằng ngày tiếp tục lên vùng tìm kiếm dấu vết của những người sống sót đang ẩn nấp trong rừng sâu, từ ánh sáng của kiếng chiếu rọi lên, hoặc Panô (Panel), hay hỏa châu cấp cứu, cũng như bất cứ tín hiệu truyền tin nào, của Toán thất lạc nhưng tất cả đã ra đi không hẹn ngày về. Ðại Úy Nguyễn Hùng Trâm (hình bên, hiện ở Mỹ), Liên Toán trưởng thuộc Ðoàn 75 Công tác, vô cùng cảm xúc khi đọc bài viết về Cố Trung Úy Trần Văn Thân, vì chính ông là người đã bay thả toán thám sát của Trần Văn Thân tại đèo An Khê, tỉnh Bình Ðịnh. Ðây là thời gian nguy ngập nhất của chiến trường này, nên chỉ vỏn vẹn một tháng ngắn ngủi, mà Ðoàn Công Tác 75 đã mất 3 toán thám Sát LLDB trong khu vực này. Theo báo cáo, thì Toán của Thân đụng độ với một Trung Ðoàn thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng, ngay khi vừa nhảy xuống, với nhiệm vụ chặn bắt một Bác Sĩ VC ở đầu đường mòn. Tên này sau đó cũng bị toán thám sát của Trung Ðoàn 45 thuộc SD23BB/VNCH , chân ở phía cuối đường đã bắt được, giải giao cho Ðại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Phòng 2 Quân Khu và được trực thăng chở về Pleiku khai thác.
Còn sống sót trong 7 toán thám sát thuộc Ðoàn 75 bị thất lạc, là Thiếu Úy Vũ Văn Quyền cũng xác nhận là Thiếu Úy Trần văn Thấm đã mất tích vào năm 1974. Xin nghiêng mình tri ân những người đã hiến thân cho đất nước và dân tộc Việt. Thảm thương ơi cho thân phận người lính VNCH, một đời vì nước-dân, màu cờ sắc áo, bảo vệ cho đạo pháp tại Miền Nam, thế nhưng nay có còn được bao nhiêu người nhớ tới.
 
Phạm Hòa Trưởng Toán 723 / Ðoàn Công Tác 72 Sở Công Tác/Nha Kỹ Thuật/Bộ TTM/QLVNCH

Friday, July 1, 2016

THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ÐẢO ÐỜI TRAI NGHIỆP LÍNH TRONG CÕI TRĂM NĂM MƯỜNG GIANG

             Buổi sáng khánh thành tượng đài “ Nhớ Ơn Chiến Sĩ VNCH “ tại phố Tiểu Sài Gòn, miền nam California, Hoa Kỳ. Tại đây ,quanh quanh không có mộ chí trùng điệp như trong nghĩa trang Biên Hoà, cũng không hề thấy xác người hay quan tài trên nền cỏ uá nhưng không hẹn mà sao mọi người tham dự hôm đó, đã khóc nức nở xen lẫn tiếng đọc kinh, niệm Phật. Trong cái ánh nắng chói chang và luồng gió nồm nam hiu hiu trầm mặc, giữa khoảng không gian tĩnh lặng buồn buồn này, bỗng dưng từ đâu không biết , xuất hiện mấy cánh chim lạ nổi trôi nghiêng nghiêng trên nền trời xanh thẳm, như muốn tìm một lối về. Nhiều người đã bảo nhau, vong linh của chiến sĩ ta đó.
            Tin hay không tin cũng được nhưng có một sự thật là sau mấy chục năm biển dâu trầm thống, từ đây hồn linh của những chàng lính VNCH bị VC hèn mọn trả thù, làm xiêu mồ lạc nấm tại quê nhà,nay đã có một chốn đi về và sự nhắc nhớ trân trọng, biết ơn của muôn vạn trái tim Việt Nam hải ngoại. Hỡi ôi, tất cả rồi ra cũng chỉ là một kiếp người VN nhược tiểu, thắng hay thua đều nổi trôi theo dòng định mệnh của vận nước, trong cái bể khổ ngập đầy máu lệ chúng sinh, khó có ai thoát được và không ai biết được họa phúc vô thường. Buồn như vậy, nên Tố Như đã viết :”

“ trải qua một cuộc bể dâu,
những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

            Nói lên cái mông mênh cùng tận của trời đất và sự bé nhỏ tội nghiệp của kiếp người trước thiên nhiên. Cho nên cũng đừng lạ gì hôm qua còn ngựa xe võng lọng nghênh ngang, uy quyến tột đỉnh. Thế rồi chỉ qua đêm sau giấc ngủ, đã biến thành kẻ tội đồ, có khi đầu rơi long lóc giữa chợ.
            Các bậc chính nhân quân tử xưa nay, thấu hiểu cái sự đời “ được làm vua, thua là giặc”, nên đã chọn cho mình một lối sống khác đời, xem nhẹ lợi danh phù phiếm, dấn thân vào con đường an dân, cưú nước, bởi “ nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử” nên làm trai, làm người phải “ lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh”. Ðây cũng là một quan niệm sống của thanh niên nam nữ VN thời tao loạn, lúc quốc gia nguy biến nhất là trong giai đoạn hiện tại, ngụy quyền Hà Nội đã quyết tâm đem non sông và dân tộc Lạc Hồng dâng bán cho Tàu đỏ.
             QLVNCH trong giờ thứ 25, khi Dương văn Minh nắm vận nước dùng quyền Tổng Tư Lệnh Quân Ðội và Tổng Thống, để bắt VNCH đầu hàng cọng sản quốc tế. Vì Tổ Quốc, Danh Dự , Trách Nhiệm và tuân theo kỷ luật mà Quân Lực Miền Nam từ Tướng Lãnh xuống tới Nhân dân tự vệ phải buông súng theo lệnh cấp lãnh đạo, trong máu lệ miên trường. Noi theo chí cả hùng anh trong dòng sử Việt, một số tướng lãnh và các chiến sĩ anh hùng như các tướng Phạm văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, Trần văn Hai, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng.. không để sa cơ vào tay giặc, đã quyên sinh làm rạng danh Người Việt, Nước Việt.
            Một số không nhỏ may mắn di tản được ra ngoại quốc. Phần lớn QLVNCH còn lại, hiểu thấu những quy luật chính trị trong Sử Việt, đã chấp nhận sống tạm để trả thù. Ba mươi lăm năm qua trong cái thiên đường xã nghĩa đói rách lầm than, dân bình thường còn không đủ cơm ăn áo mặc, người còn hãm hại người để tranh sống thì trong cái địa ngục trần gian, nơi mà : “ kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không hay, kêu ông giám thị.. thì ông giám thị ngủ say..”, khiến ta phải nghiêng mình ngưỡng mộ trước những mảnh gương tiết nghĩa chói rang trong chốn ngục tù.
             Bao năm qua đã không biết bao nhiêu anh hùng bỏ thây trên đất Bắc, số còn lại rốt cục cũng trở lại được nam phương và tiếp tục cuộc sống không nhà không nước khắp chân trời góc bể. Ngoại trừ một số không đáng kể, đếm được trên mười đầu ngón tay, tuy nay vẫn sống nhưng họ bị tập thể xem như đã chết hẳn tại ngục tù cọng sản, vì hèn nhát, ham sống sợ chết, bán đứng đồng đội cho giặc Hồ. Còn tuyệt đại anh hùng QLVNCH xứng đáng để chúng ta vinh danh.
            Tác giả Hồ sĩ Khuê trong tác phẩm “ Hồ chí Minh, Ngô Ðình Diệm và MTGPMN “ viết :” dân miền Nam đã nói đến tướng tự thất thủ.. Họ sống vì nước chết vì nước như tướng Nguyễn khoa Nam.. Thua thì chấp nhận số phận đầy đoạ như tướng Lê Minh Ðảo, họ không chạy hạy đi đâu (trang 399, dòng 8-12). Nhưng có lẽ thắm thiết và có ý nghĩa nhất là bài thơ “ Những cột trụ chống giữ Phương Nam “ đăng trong KBC 14, của nhà văn Quân Ðội nổi tiếng cũng là Ðại Uý Nhảy Dù/QLVNCH Phan Nhật Nam,một người tù kiệt xuất, đã viết tặng 4 vị Tướng lãnh VNCH bi tù lâu nhất : Mười bảy Năm “.Ðó là các tướng Ðổ kế Giai , Lê văn Thân, Trần Bá Di và Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo. Trong 4 vị trên, tướng Ðảo là tư lệnh SD18BB cũng là Tư Lệnh chiến trường Xuân Lộc vào tháng 4/1975, đã cùng với quân dân Miền Nam, tạo một chiến thắng lừng lẫy trong dòng sử Việt, qua cuộc chiến chống xâm lăng cọng sản.

+THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ÐẢO VÀ CHIẾN TRƯỜNG XUÂN LỘC THÁNG 4-1975
            Sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết vào tháng 1-1973, cũng là lúc VNCH coi như đã bước vào tử lộ vì bộ đội Hà Nội được Mỹ cho phép công khai ở lại Miền Nam. Ba mươi năm chinh chiến, tất cả gian khổ hiểm nguy đều vượt qua được , không ngờ phút cuối lại bị sụp đổ oan nghiệt trong thời gian ngắn ngủi 55 ngày.
            Thảm trạng trên chỉ là kết cuộc tất yếu của một quân lực luôn luôn trực diện với thù trong giặc ngoài. Tại chiến trường, lợi dụng cái vô duyên bất xứng của đám bốn bên bốn bè và tai ngơ mắt nhắm của Hoa Kỳ nên Hà Nội ngang nhiên tha hồ chuyển quân, vũ khí qua đường bộ dường biển, để tấn công QLVNCH trên khắp bốn vùng chiến thuật, dành dân, chiếm đất và khủng bố dân lành. Tại hậu phương an bình, người dân thờ ơ đứng bên lề cuộc chiến, coi cái sự ngăn chận chống VC là chuyện của Lính. Tệ hơn là lúc đất nước sắp mất vào tay giặc thù,lại có một ít trí thức miền nam quen hoang tưởng, sống no cơm ấm cật, bị bọn thân cộng VC nằm vùng như Sơn Nam, Vũ Hạnh, Kiên Giang Hà Huy Hà, Phong Ðạm.. trên các báo đảng Tin Ðiển, Tia Sáng, Thần Chung,Ðối Diện.. dựa vào Luật Uỷ Quyền của Quốc Hội, cho phép TT.Nguyễn văn Thiệu được quyết định cơ mật quốc gia trong thời chiến cũng như sắc lệnh 007/SLU/TT về báo chí, để xuí giục các ký giả xuống đường vào ngày 10-10-1974 tại Sài Gòn, đòi tự do, quyền lợi như các nước Aạu Mỹ tiền tuyến và đang sống hoà bình.
              Nhưng nhức nhối nhất vẫn là viện trợ Mỹ, lúc đó đang trở thành chiếc thòng lọng, siết cổ VNCH. Trên trường quốc té, bọn nhà báo da trắng bất lương, vô liêm sỉ nhất là báo chí truyền thông Hoa kỳ như Morley Saper, David Halbertan, Water Cronkite.. loan tin bừa bãi, uốn cong ngòi bút, a dua xu thời, thân cộng, kết bè với cái gọi là thành phần thứ ba, hầu hết trốn quân dịch hay thuộc thành phần trí thức mạt vận, phá nát hậu phương miền nam.
            Trong suốt chiều dài lịch sử Hồng Lạc, chưa bao giờ người Việt phải đau xót về cái thân phận nhược tiểu của dân tộc mình. Tại miền bắc, VC chỉ là một tên đánh thuê cho khối XHCN, trong lúc đó miền nam cũng thảm thê không kém. Chính nghĩa dân tộc đã bi Hoa Kỳ đánh lạc hướng, để có lý do coi VNCH như một thuộc địa. Bởi vậy người Mỹ đã độc đoán , tự mình quyết định vận mệnh của nước khác, theo chính sách chỉ có lợi cho Mỹ mà thôi. Dùng quân viện để hù dọa và trói tay QLVNCH, cuối cùng thì bán đứng cho VC để đổi lấy thị trường Trung Cộng, vừa làm giàu vừa có đồng minh tiêu diệt Liên Xô.
             Ngày 25/5/1974, Hạ viện Hoa Kỳ bác bỏ ngân sách quân viện VNCH tài khóa 1975 dự định là 1 tỷ, 400 triệu đô la. Số tiền này sau đó được biểu quyết có hiệu lực sau ngày 1/7/1974, chỉ còn 700 triệu đô la,trong số này có 300 triệu trả lương cho người Mỹ đang phục vũ tại VN. Ngoài ra cũng hủy bỏ lời giao kết 1 đổi 1, trong việc thay thế quân trang dụng cho QLVNCH, trong lúc đó gia xăng dầu lại tăng, nên cuối cùng quân viện của miền nam từ 1 tỷ 700 triệu đô, kể từ tháng 7-1974 chỉ còn 300 triệu.
              Ngày 9-8-1974 Tổng Thống Nixon từ chức vì vụ Watergate, kéo theo xuống mồ những giao kết với Tổng Thống Thiệu. Ford lên thế chức nhưng không có uy tín vì không phải là tổng thống dân cử, nên cũng đành khoanh tay bất lực trước cái quốc hội do bon dân cử đảng dân chủ thân cộng, tác quái giết chết VNCH. Ngày 18-12-1974, Hà Nội nhận quân viện của Liên Xô, bắt đầu tổng tấn cống chiếm miền nam theo lệnh quan thầy. Cũng từ đó, máu bắt đầu chảy khắp chiến trường, mở màn Phước Long thất thủ ngày 2-1-1975, kế tiếp Ban Mê Thuột ngày 10-3-1975, dẫn tới hai cuộc lui quân của QD2 và QD1 trong những ngày đầu tháng 4/1975, kéo theo sự sụp đổ toàn diện của Vùng 1 và 2 chiến thuật, mà tỉnh cuối cùng thất thủ là Phan Thiết vào ngày 19-4-1975. Nhưng tất cả các lộ quân của VC đã bị chận đứng và đánh tan tành tại mặt trận Long Khánh và trong thị xã Xuân Lộc, từ ngày 9-4-1975 bởi Sư đoàn 18BB và các đơn vị tăng phái , do Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy.
            Theo tài liệu từ Chiến Sử QLVNCH của Phạm Phong Dinh , Chiến Tranh VN toàn tập của Nguyễn Ðức Phương , cũng như nhiều sách báo khác, thì Oạng Lê Minh Ðảo sinh năm 1933 tại Sài Gòn, khóa 10 trường VB/QGDL. Trong cuộc đồi binh nghiệp, ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng như Huấn luyện viên, Trung tâm trưởng hành quân QD4, Tỉnh Trưởng Long An, Chương Thiện, Ðịnh Tường. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, cố vấn trưởng QD2 Vann, đã đề nghi Trung Tướng Ngô Du, chấp thuận cho ông và Ðại Tá Lý tòng Bá giữ chức tư lệnh SD22 và 23 BB nhưng tướng Du chỉ chấp nhận Ðại Tá Bá làm tư lệnh SD23BB thế chuẩn tướng Võ văn Cảnh tuổi tác hơi lón. Riêng SD22BB, Tư lệnh phó lúc đó là Ðại Tá Lê Ðức Ðạt, một sĩ quan kỵ binh trẻ và tài giỏi, nên có thể thay chuẩn tướng Triển tuổi già.
             Cũng vì vậy tháng 3-1972, Tổng Thống Thiệu đã cử Ðại Tá Ðảo giữ chức Tư lệnh SD18BB, kiêm Tư lệnh khu 31 chiến thuật, thuộc Quân khu 3. Oạng vinh thăng Chuẩn tướng ngày 1-11-1972 và Thiếu Tướng ngày 23-4-1975, được ân thưởng 48 huy chương đủ loại, trong đó có các huy chương cao quý như Bảo quốc huân chương đệ ngũ đẳng, đệ tứ đảng và đệ tam đẳng cùng nhiều huy chương của chính phủ Hoa Kỳ như Silver star, Bronze star.. Hai cái lon Chuẩn và Thiếu tướng được đổi bằng máu tại An Lộc trời long đất lở năm 1972 và Xuân Lộc địa ngục A Tỳ vào những ngày cuối tháng tư đen máu lệ 1975.
             Sư đoàn 18 BB được thành lập từ tháng 10/1965 tai Xuân Lộc, với danh xưng đầu tiên là SD10BB, do tướng Lữ Lan làm tư lệnh với 3 Trung đoàn bộ binh biệt lập là TrD43, 48 và 52, đều là những đơn vị kỳ cựu thiện chiến của QLVNCH, có trước ngày chia đôi đất nước 1954. Năm 1966, SD10BB đổi danh hiệu là SD18BB và trải qua các cấp tư lệnh như tướng Nguyễn văn Mạnh, Ðổ kế Giai, Lâm Quang Thơ cuối cùng là tướng Lê Minh Ðảo.
             Trước đây, sư đoàn sở dĩ bị xếp cuối sổ phong trần, không phải vì các vị tư lệnh hay quân nhân các cấp không chịu đánh giặc, mà vì hầu như các đơn vị của sư đoàn luôn bị cắt xén, biệt phái hành quân hết tỉnh này đến vùng khác.. khiến quân sĩ mỏi mệt chán nản, vì vậy lúc nào cũng mang ấn tượng , mình là đơn vị bị trừng giới lưu đầy. TrD52 đang biệt phái SD5BB trong An Lộc. Thế nhưng nhờ biết vận dụng chiến lược và khai thác khả năng chiến đấu của DPQ-NQ diện địa, SD 18BB trừ, đã bình định xong Long Khánh và Phước Tuy.
             Tháng 6-1972, SD18BB vào An Lộc thay thế SD5BB của Tướng Lê văn Hưng, rút về Bình Dương dưỡng quân. Nhờ vậy Quân Ðoàn 3 đã trả lại các TrD43, 48 và TrD52 cho SD18BB, Trong An Lộc lúc đó , còn có LD5BDQ của Trung Tá Ngô Minh Hồng tăng phái. SD18BB đã cùng LD5BDQ chiếm lại lãnh thổ đã mất, khai thông QL13 như trước. Cũng kể từ đó, những người lính thần nỏ vùng đất đỏ Xuân Lộc, như cá gặp nước, rồng thấy mây, tung hoành khắp khu 31 chiến thuật, từ Bình Long, Dầu Tiếng, Bời Lời, Hố Bò,Tây Ninh, Ðức Huệ, cho tới Ðất Ðỏ, Mây Tào, Võ Xu, Ðịnh Quán, gót chân người lính 18BB, vừa súng, vừa thơ, tay đàn, tay kiếm, ngang dọc một trời, mang lại an bình và niềm vui cho cả vùng chiến thuật.
 
“ Ðêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết,
như một vành trăng trắng đất trời
chân theo quân rút hồn ta ở
nghe nước La Ngà cuồn cuộn trôi..”
(Nguyễn Phúc Sông Hương,TrgD48/SD18BB),
 
             Danh hiệu 18 đã được hồi phục, gắn liền cùng tên tuổi những sĩ quan tài danh trẻ tuổi của QLVNCH từ Trung đoàn, tiểu đoàn, thiết giáp, pháo binh.. cũng như tên tuổi Chuẩn tướng tư lệnh Lê Minh Ðảo. Tại mặt trận Xuân Lộc, nhờ tinh thần quyết chiến của quân nhân các cấp, lại được chuẩn bị chu đáo chờ giặc. Tất cả gia đình binh sĩ kể cả bệnh viện đều được di chuyển về Biên Hòa, nên không làm vướng bận tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Về chiến lược, trước khi cuộc chiến xảy ra, quân ta đã chiếm lĩnh những cao điểm do giặc đóng từ trước, đem pháo binh bố trí tại các điểm cao và quan trong, bí mật tránh phản pháo.
            Trong thành phố Xuân Lộc, chỉ có Ðại Ðội 18 Trinh Sát, TD1 và 3/43 phòng thủ trong các công sự chắc chắn, kiên cố. Còn lại các đơn vị hùng hậu như Thiết Ðoàn 5 của Trung Tá Nô và Trung Ðoàn 48 của Trung Tá Công thì nằm ở ngoài, nội ngoại đồng loạt tấn cộng địch khi chúng lọt vòng vây, nên đã giữ được phòng tuyến trong những ngày đầu, trước khi Lữ Ðoàn Dù tăng phái. Ngoài ra SD3KQ ở Biên Hoà đã hợp đồng với pháo binh , oanh kích, xạ kích vào các vị trí giặc chính xác như trên xa bàn, khiến VC không biết đâu mà mò.
            Chiến đoàn 52 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng vì phải trải dài vị trí chiến đấu từ Túc Trưng về tới Ngã Ba Dầu Giây, lại gặp toàn là đồng bằng và phải đối chọi với một lực lượng gấp 10 lần, nhưng ta đã giữ vững được vị trí từ ngày 10-15/4/1975, nhất là tại Ðồi Móng Ngựa. Cuối Cùng Chiến Ðoàn 52, tuy bị hao hụt quân số nhưng cũng rút được về Biên Hoà. Kết quả sau nhiều ngày tử chiến, từ 8 đến 20-4, SD18BB,Lữ Ðoàn 1Dù của Ðại Tá Nguyễn văn Ðỉnh,, BDQ,LLDB,Pháo Binh,DPQ-NQ, SD3,4KQ.. đã giữ vững được Xuân Lộc-Long Khánh, chận đứng cuộc tiến quân của Bắc Việt từ cao nguyên đổ xuống và miền Trung vào, hơn 8000 bộ đội bỏ xác tại chỗ, 37 chiến xa T54 bị phá huỷ bởi các loại bom CBỤ55 và 4 trái tiểu nguyên tử “ Daisy cutter” nhưng trên hết là dạy cho quân xâm lăng một bài học để đời trong dòng chiến sử Việt.
             Sau ngày 20-4-1975, Long Khánh không còn là vị trí chiến lược, vì các Lộ quân Bắc Việt không thể đương đầu nổi với các cánh quân tại đây cũng như bức tường thép của Lực Lưọng 3 Xung Kích cuả Chuẩn tướng Trần quang Khôi và Trung Ðoàn 8/SD5BB, nên Lê Duẩn đã ra lịnh tìm đường khác về Sài Gòn. Vì vậy QD3 ra lệnh rút quân về bảo vệ Biên Hòa.
             Trong những ngày cuối cùng của trận chiến, ta có hai cuộc lui quân thành công, một do TK/Bình Thuận rút bằng bằng đường biển tại bến tàu Kim Hải sáng 19-4-1975. Cuộc rút quân thứ hai của SD18BB và các đơn vị tăng phái Xuân Lộc cũng như TK.Long Khánh do Tướng Lê Minh Ðảo chỉ huy , trên Lien tỉnh lộ 2 , Tân Phong-Bà Rịa vào đêm 20-4-1975. Nhờ có tổ chức, có tư lệnh chiến trường là tướng Lê Minh Ðảo cùng đi bộ với binh sĩ, nên cánh quân của Ðại Tá Hứa Yến Lến,TMT/SD18 đả bảo vệ được nguyên vẹn cơ giới, kể cả hai khẩu đại bác 175 gắn trên xe xích. Cuộc lui quân an toàn ngoài sự thiệt hại nhỏ của cánh quân Dù và TK/LK bị phục kích. Ðại Tá Tỉnh trưởng Phạm văn Phúc bị bắt cầm tù tận ngoài bắc suốt 13 năm.
            Trong cuộc lui quân, TD2/43 của Thiếu Tá Chế bị Cánh quân Dù bỏ quên trên Núi Thị, nhưng cuối cùng cũng tự hành quân rút về được Long Thành sau ba ngày chiến đấu. Tóm lại cuộc chiến thắng tại Xuân Lộc đã cho thế giới biết rõ là quân dân miền Nam rất muốn chiến đấu để chiến thắng giặc Cộng xâm lăng, nhưng họ đã nhiều lần phải bỏ lỡ cơ hội chiến thắng, bởi đồng minh Hoa Kỳ và chính đồng bào mình tìm đủ mọi cách ngăn cản, phá hoại làm hỏng lý tưởng và cuộc chiến thắng sau cùng.
            Theo ký giả chiến trường Nguyễn Tuyến làm vệc tại Ðài phát thanh Sài Gòn, người đã nhảy vào thị xã Xuân Lộc đang trong cơn bão lửa, theo sát ÐÐ18 trinh sát, sau đó cùng với cánh quân dù suốt đọan đường lui quân từ Tân Phong về Bà Rịa, đã trực tiếp phỏng vấn Tướng Ðảo khi Oạng ngồi nghĩ tại cánh rừng cao su, viết rằng :” Oạng Tướng rất tự tin, không hề giận dữ hay tỏ vẻ sợ hãi khi điều quân.”. Những ngày cuối tháng 4/1975, Trung Ðoàn 43 vẫn còn nằm tiền đồn tại Trảng Bom, còn các đơn vị khác của Sư Ðoàn 18 đều đóng quanh quẩn gần Long Bình.
             Chiều 29-4-1975, BTL Sư đoàn 18 mất liên lạc với BTL/QD3 làm xao động các cấp chỉ huy nhưng Thiếu Tướng Ðảo vẫn còn bình tĩnh phối trí các đơn vị dưới quyến, cho tới lúc đó vẫn chưa có ai bỏ ngũ. Trung Ðoàn 43 vẫn giữ Trảng Bom, TrD52 giữ Tam Hiệp và Tân Mai, TrD48 cùng BCH giữ Tổng kho Long Bình và các yếu điểm lân cận trong đêm.
              Lúc này Tướng Ðảo có trực thăng và đầy đủ phương tiện. Quan lớn quan nhỏ kể cả linh tráng cũng có phương tiện và điều kiện nếu có ý định chạy, vì căn cứ Hải Quân Cát Lái rất gần, đường bộ đường thủy còn thông. Nhưng tất cả không ai có ý định chạy, kể cả những lúc mạng sống mỏng manh trong biển máu An Lộc, Xuân Lộc. 8 giờ tối cùng đêm, Tướng Ðảo nhận điện thoại của Trung Tướng Vĩnh Lộc, lúc đó Q.Tổng TMT/QLVNCH của Tổng Thống Dương văn Minh, với lệnh đem toàn bộ SD18BB,phòng thủ bên này sông Ðồng Nai (mé Sài Gòn) và căn dặn phải giữ vững vị trí trong vòng 3 ngày, để chờ phép lạ đưa chim bồ câu trắng tới ban hòa bình trong biển lửa.
             Do lệnh trên, Tướng Ðảo đã bố trí Pháo Binh SÐ tại Nghĩa Trang Quân Ðội cho tiện yểm trợ Biên Hòa lẫn Long Bình, đồng thời ngay trong đêm ra lệnh cho Tiểu Ðoàn18 Tiếp Vận cùng các Ðơn Vị Yểm Trợ di chuyển ngay về Biệt Khu Thủ Ðô, để sẵn sàng xuống Vùng 4 Chiến Thuật tiếp tục chiến đấu, nếu Sài Gòn thất thủ. Lúc đó trong thâm tâm Oạng cùng các cấp chỉ huy Sư Ðoàn đều tin tưởng V4CT có các SD7,9,21, Thiết Kỵ, BDQ, Pháo Binh và nhất là các Liên Ðoàn DPQ, các Liên Ðội NQ thiện chiến dũng cảm, nồng nàn yêu nước, giống như các cấp tướng lãnh Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Trần văn Hai.. thì QLVNCH có thể cố thủ cầm cự vài tháng chờ quân viện.
              Sáng ngày 30-4-1975, SD18BB chuyển quân nhưng không thể giật sập cầu xa lộ. Gân trưa khi đoàn quân tới Cầu Sơn, thì dài phát thanh qua giọng Nguyễn hữu Hanh kêu gọi QLVNCH, tuân hành lệnh của Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh buông súng đầu hàng VC. Tin trên khiến cho lính tráng khóc lóc, nhiều người đập gãy súng hay bắn điên cuồng vào VC, khiến nhiều kẻ thương vong. Lúc bấy giờ theo Oạng còn 1 Trung Ðội nhưng Tướng Ðảo cho mọi người tan hàng, riêng ông về nhà của Mẹ thay đồ rồi trốn xuống V4, nhưng tại đây đại cuộc đã định khi Dương văn Minh đầu hàng giặc. Các Tướng Nam, Hưng, Hai vì thi hành kỷ luật quân đội đã tự sát làm rạng danh kỷ cương của một quân đội nhân bản, vì tổ quốc, danh dự, trách nhiệm. Oạng trở lại Sài Gòn ngày 9-5-1975, ra trình diện và lãnh án mười bảy năm tù.
 
+ LÊ MINH ÐẢO, ÐỜI TRAI NGHIỆP LÍNH TRONG CÕI TRĂM NĂM :
             Giờ cuối cùng bổng tới như trời sập nhưng vẫn còn một số lớn đơn vị Dù, TQLC,BDQ,LLDB.. bất tuân lệnh của Dương văn Minh, chận đánh VC khắp các ngả đường dẫn tới Dinh Ðộc Lập, nơi Tổng Thống và Chính Phủ đang chờ đầu hàng. Theo Nguyễn khắc Ngữ trong “ những ngày cuối cùng của VNCH “ nơi trang 385, ghi lại những cái hèn của đám xôi thịt trước bọn cán binh VC vào ngày 2-5-1975 như sau : ” Minh nói là công dân một nước VN, đất nước được GIẢI PHÓNG, tôi rất vui mừng. Huyền nói tôi vui mừng khi thấy DÂN TỘC được giải phóng. Riêng tên Nguyễn văn Hảo, kẻ đem 18 tấn vàng của Ngân Hàng QGVN dâng cho Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ, nói tôi nghỉ đây là một ngày LICH SỬ, Hảo hiện đang ở Texas Hoa Kỳ..”
             Sài Gòn đã chết lúc 12 giờ 30, dân chúng hờ hững nhìn chủ mới và những con khỉ người sút chuồng quàng khăn đỏ, tay cầm cờ máu, võ trang súng đạn lượm được của lính quăng khắp đường, cỡi xe Jeep, la ó múa rối khắp thành phố. Ðồng lúc có 125 nhà báo Tây Phương cũng chen lấn đi xem Bộ Ðội Giải Phóng Miền Nam, mà bấy lâu nay họ hết lòng ca tụng , chỉ vì có thành kiến với QLVNCH, nhờ vậy phe ta mới té ngửa ra khi xác nhận tất cả đều là BỘ ÐỘi BẮC VIỆT. Trên tờ Los Angles times, ký giả Norman Pohrets nói Nam VN mất không do bất mãn nội bộ mà là sự xâm lăng của Bắc Việt. Một nữ ký giả Pháp Brigitte Friang mai mỉa rằng trưa 30-4-1975, xe tăng cọng sản vào Sài Gòn, thành phố đã chết, chỉ có lũ con nít và 125 nhà báo.
             Giặc cướp gọi ta là ngụy thì có chi là lạ nhưng nỗi đau nhức nhối trong đời trai kiếp lính của những thanh niên thời đại, là bị Dương văn Minh cùng đám phản tặc VNCH bán đứng để chúng đổi chút hư danh. Cuối cùng ai cũng trở thành cánh lục bình trôi giạt muôn phương.. cũng may tuyệt đại dân chúng miền Nam sau giấc trầm kha máu lệ, đã nhận diện rõ những bộ mắt khả ái trong chốn tam quân và gọi đích danh Hà Nội mới chính là những tên lính tiền phong đánh thuê cho Nga,Tàu, Xã Hội Chủ Nghĩa.
             Ba mươi lăm năm qua, người Việt thông thái có biết có không, có đi lính hay suốt đời mang áo cạo đầu trốn lính, đã thi nhau múa bút viết hồi ký và lịch sử chiến tranh VN dựa vào núi tài liệu trong các thư viện mà đa số là của ngoại quốc và VC. Thời chiến VNCH làm gì có nhà văn nhà báo, nhà trí thức viết những dòng khen lính nhưng cái sự Tướng Nguyễn Ngọc Loan can đảm phi thường, đã bắn chết tên Bảy Lốp tại ngã ba vườn Lài. Ðây là một tên VC khát máu và ác ôn nhất trong trận Mậu Thân tại Sài Gòn. Chuyện bắn VC giết hại dân lành trên bị tên ký giả Eddie Adams chụp hình và phóng ảnh khắp thế giới. Thế là báo ta, báo giặc hùa với hệ thống truyền thông thân cộng và đám phản chiến Hoa Kỳ làm lớn chuyện mà vô duyên nhất là hai tên dân biểu đảng dân chủ Mỹ lúc đó là mụ Elizabeth Holtzman và chàng Harold Sawyer nộp đơn kiện giùm Bảy Lốp và đòi Hoa Kỳ trục xuất Tướng Loan năm1976 nhưng vô hiệu.
             Cũng may trong cái đống sách báo tả pí lù này, tìm mãi chẳng thấy một trang nào viết về VNCH bán Cam Ranh hay đất đai cho Mỹ, cũng chẳng có ai nói các tướng lãnh VNCH bị tù ngoài Bắc, đầu hàng hay làm nhục quân đội vì sợ chết, sợ đói hay hám danh bị dụ dỗ. Những nhà viết sử chỉ mai mỉa cái đám Từ Hải tân thời ngơ ngơ ngáo ngáo, ông ông con con trước Nam Long, Công Trang, Bùi Tín và cái đám bộ đội mén thuộc lữ đoàn thiết giáp 203 Bắc Việt là Bùi văn Tùng, làm mất hết thể thống của con người đã một thời làm trùm cả nước.
              Máu bắt đầu đổ lại ngay từ đầu tháng 5-1975. Ngoại trừ tướng Nguyễn văn Vỹ bị bệnh nặng, tất cả các tướng lãnh bị kẹt (trừ Dương Văn Minh) đều bị giữ lại để học tập đợt 1 tại Ðại Học Xá Minh Mạng, Chợ Lớn. Có 27 tướng ra trình diện và tướng Lý Tòng Bá bị bắt tại Củ Chi được giam chung tại TTHL Quang Trung. Cũng tại đây còn có đông đảo sĩ quan các cấp.
             Rồi thì các tướng được đưa ra Bắc bằng máy bay, các cấp còn lại đi tàu thủy, xe lửa nhưng dù đi bằng phương tiện gì, thì cũng gặp nhau tại các tầng địa ngục trần gian ở thượng du Bắc Việt : Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Hà Tây, Nam Hà, Thanh Nghệ. Những người quen sống ngoài đời nên chưa biết những gì thật sự có trong nhà tù, nhất là nhà tù cọng sản. Ðây là một xã hội thu hẹp,chung quanh là rào gai mìn bẩy, họng súng và cái tâm địa lang sói của bọn cai tù. Ðây cũng là một trường học để chung quanh lột trần muôn mặt, hoặc tự ta nhưng phần lớn đều do cọng sản gài đặt. May mắn thay trong cái thế giới ti tiện, bẩn thỉu, ngoài một số ít không chịu nổi đã chết vì cúi đầu. Tuyệt đại tù nhân VNCH đã ưỡn ngực bước ra địa ngục, họ không hề bị cải tạo, tẩy não nhưng họ học được trong chốn lao tù sự chịu đựng để coi thương tủi nhục, cay đắng và tình thường đồng đội đồng bào.
             Ðâu có ai ngu để ở tù trừ khi vạn bất đắc dĩ. Bởi thế tù ngục không bao giờ là nơi để khoe thành tích rồi vu cáo cho kẻ khác là thua mình, là đầu hàng giặc trong khi mình chưa chắc có ở tù hay không. Các vị tướng lãnh VNCH trong đó có tướng Lê Minh Ðảo và gần hết quân công các cấp VNCH đã làm hết nhiệm vụ đời trai, nghiệp lính. Họ là trí thức, sĩ phu, là anh hùng trong lòng dân tộc đáng kính trọng và thương quý, cho nên ta cũng đừng đòi hỏi gì hơn, bởi ho đã làm hết sức mình rồi.
            Thật thắm thía biết bao qua lời tâm tình của tướng Lê Minh Ðảo tại Nam CA, trong lần hội ngộ đầu tiên với các quân nhân cũ của SD18BB sau cuộc bể dâu. Oạng nói nếu có kiếp sau, chỉ xin được tiếp tục làm người lính VNCH.-/-
 
 
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng Tư Ðen 2010
MƯỜNG GIANG