Mường Giang (kbc 4508)
Vậy mà cũng đã 41 năm rồi đó , thế nhưng thời
gian gần nữa thế
kỷ cũng không làm sao xóa mờ tận tuyệt những hình ảnh khắc đậm trên mỗi khuôn mặt
đau thương của từng người mẹ, người vợ, người con và bạn bè chiến hữu, có thân
quyến đã gục ngã trên quê hương hay trong các ngục tù của CSBV . Nhưng chính xương máu của
các anh, mới là trường thành xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do và hạnh
phúc thật sự, chắc chắn phải có trong tương lai gần, giữa lúc cả nước và hải
ngoại, muôn người như một đang đứng dậy, đối mặt ' tử chiến ' với kẻ thù của
Dân Tộc VN : Đó là đế quốc Cộng Sản đang cai trị, nô lệ hóa dân tộc VN từ sau ngày non sông bị giặc
cưởng chiếm, dầy xéo 1-5-1975.
Sau 32 năm VNCH sụp đổ, ngày Chủ Nhật 15-4-2007 tại thủ đô tị nạn
của người Việt Quốc Gia ở Miền Nam CA, lần đầu tiên sau ngày Trung Đoàn Bình Thuận rã ngủ tại
Vũng Tàu vào trưa 30/4/75, theo lệnh đầu hàng của TT Dương Văn Minh, một Đại Hội được mang tên ' Ân
Tình I ', được thể hiện với mục đích truy điệu, vinh danh và tưởng nhớ những
người con thân yêu của Phan Thiết, Bình Thuận .. đã gục ngã trong cuộc chiến
hay vẫn còn sau cuộc đổi đời, tuy nghi thức giản dị nhưng cũng đủ làm chảy nước
mắt những người lính già hiện diện trong buổi lễ và đặc biệt là những tiếng
khóc của những người vợ lính, có chồng chết trong các ngục tù CS, khi nghe bà
Trương Đức Nghi, quả phụ cố Thiếu Tá Trinh Văn Bình, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 274 ĐP thuộc Tiểu khu Bình
Thuận, khóc nhớ người chồng thân yêu, đã mất xác vào năm 1979 tại rừng núi Vĩnh
Phú (Bắc Việt). Cùng bỏ thây trên đất Bắc còn có các vị Tỉnh Trưởng Bình
Thuận Lưu Bá Châm, Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân, Trung Tá Vương Đăng Phong (Tỉnh Trưởng
Lâm Đồng, Tiểu Khu Phó Bình Thuận)..
Hởi ôi con người đâu phải cây cỏ, thép đá, đâu phải cầm thú
vô tình, nên đâu có ai nở ngoảnh mặt quay lưng với đồng đội mình. Ngày 19-4-1975 Phan Thiết mất
vào tay đế quốc Cộng Sản Quốc Tế. Ngày 19-4-2007 giữa chốn quê người, tôi, tuy chỉ là một người lính già tàn phế, sau
cuộc chiến chỉ còn trái tim cô đơn khô máu, mang một thân phận tũi buồn của kiếp
lính quèn nhưng vẫn hiên ngang ngẫn mặt, vẫn đầy đủ tư cách của người lính '
VNCH ' , quỳ đây giữa trời đất mông mênh, cùng với sóng biển, đá núi và những
cánh chim bạt ngàn, những sinh vật vô tình nhưng mang trái tim nhân thế, để
dâng lên hương linh các anh hùng liệt nữ, trong đó có Những Người Con Thân Yêu
Của Phan Thiết, Bình Thuận, vì đời, vì người, vì đại nghĩa dân tộc, nên đã ' VỊ
QUỐC VONG THÂN ' . Đó là lòng tri ân thanh kính, mà chúng ta hôm nay, ngày mai
và mãi mãi sẽ không bao giờ dám
quên được.
Cảm động biết bao những người lính còn sống sót của Bình
Thuận sau ngày 19-4-1975, trong đó có cánh chim đầu đàn là Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa
và những Tiểu Đoàn Trưởng, Đại Đội Trưởng và quân nhân các cấp, có mặt tại Phan
Thiết vào những giờ phút cuối cùng , đã ghi lại ' Thiên Hùng Ca Phan Thiết '
vào những ngày cuối tháng 4-1975.
' Tháng tư năm đó ta còn nhớ
Phan Thiết chìm trong lửa bạo
tàn
Mười Chín giặc về gây khổ hận
Đạn tăng nghiền nát vạn con
tim
Tháng tư hè tới ve rền hát
Hoa vẫn vô tư nhuộm đất trời
xác phượng nằm bên thây lính
trận
Máu đào hòa lẫn cánh hoa tươi
Tháng tư mất nước ai quên được
?
Đồng đội năm nao xác ngập đường
Nơi bến, trên tàu trong xóm nhỏ
Những ngày tù ngục sống thê
lương
Tháng ba giặc chiếm Ban Mê Thuột
Phan Thiết tháng tư xác ngập
đường
Cả nước tháng năm thành địa ngục
Giờ đây sông núi vẫn đau
thương .. ' '
Phạm Ngọc Cửu sinh năm 1941 tại Ninh Hòa (Khánh Hòa), cựu học sinh và
cầu thủ bòng tròn tại trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang. Tốt nghiệp khóa 11 Đốc
Sự Quốc Gia Hành Chánh (1963-1966), khóa 23 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức 1967 (cựu
Trung Uý). Phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967-1975, chức vụ cuối cùng
là Phó Tỉnh Trưởng (1971-18/4/1975.
Là một người có khả năng và tinh thần trách nhiệm nên khi
giữ vai trò phó tỉnh, ông đã " quân sự hóa hành chánh " , bắt nhân viên
đi làm hằng ngày mặc đồ đen kiểu cán bộ Xây dựng nông thôn và đưọc trang bị vũ
khí cá nhân để tự vệ và phòng thủ đơn vị khi hữu sự..Sự thành công của Đại Tá
Ngô Tấn Nghĩa trong việc làm Bình Thuận hồi sinh từ 1971-4/1975, một phần nhờ vào
Phạm Ngọc Cửu đã giữ vững đưọc hậu phương an toàn.
Sau ngày 1-5-1975 ông đi tù cộng sản, từ Nam ra Bắc (6 năm)
rồi từ Bắc về Nam (7 năm), qua 7 trại tù tổng cộng là 13 năm, trong đó có 6 tháng
bị biệt giam cùm chân tay trong xà lim vì cầm đầu tù nhân tại trại 5 Lý Bá Sơ
(Thanh Hóa) chống lại cai tù VC.
Tháng 2/1988 đưọc phóng thích, đến Mỹ qua diện HO -7 vào tháng
6/1991, sau mười bảy năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando (FL). Từ năm 2007 tới
nay (2016), Ông là Hội Trưởng Hội Tương Trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải Ngoại
kiêm Trưởng Ban Tổ Chức các Đại Hội Ân Tình, mà lần thứ X sẽ khai mạc vào ngày
Chủ Nhật (26-6-2016) tại thành phố Westminster California Hoa Kỳ.
Năm nay, ngày 19-4-2016 ông Phạm Ngọc
Cửu, một lần nữa thay mặt cho tỉnh/tiểu khu Bình Thuận, đi tìm đồng đội năm xưa,
ai còn ai mất, để tất cả vào quán bên đường nới đất khách, mà tưởng tiếc lại những
năm tháng đã buồn vui trên quê hương miền biển mân thân thương.
nơi
quán khách, bên ngọn đèn hiu hắt
ta với
hình sóng sánh chuyện mười phương
rồi
bâng quơ nhớ tới chuyện sân trường
nhớ
màu áo em yêu trong lớp học
tìm
trên vách, tên bạn bè sống sót
moi
giữa tim, dư ảnh kẻ thân sơ
loay
hoay nhớ những bằng hửu vật vờ
xác đã mất nhưng hồn còn lẩn quẩn
kéo tất
cả quây quần nơi quán vắng
đem tình người hàn gắn nỗi hờn căm
ta
bao chục năm nhốt cuộc thăng trầm
cũng
thả hết để hồn thơ mở hội
hỡi
Phan Thiết, nơi đất người trôi nổi
hỡi
em yêu, trong cổ mộ quê nhà
nhắc
giùm ta kỷ niệm sắp phôi pha
để tiếp nối xót xa ngoài muôn dặm
ta sẽ
giữ mối tình thơ nồng thắm
của
trường xưa trên phím nhạc trơ vơ
ta sẽ
cười vui trong lúc mỏi chờ
khi
quán vắng qua đêm, buồn cô tịch
20-4-1975, Bình ThuậnT
coi như đã lọt vào tay CSBV,
VC lập ra ủy ban quân quản thị xã, do thiếu tá VC Từ quảng Tuyên làm Chủ tịch,
khắp nơi lập ra 16 địa điểm để các quân, công,cán,cảnhVNCH tới khai báo trình
diện, để cùng nhau vào địa ngục trần gian tại Cà Tót, Huy Khiêm,Sông Mao và mọi
nẽo đường tận tuyệt.
Hởi ơi đời là vậy đó, lính khổ như thế đó nhưng có bao
nhiêu người cần biết tới họ, ngoài những bà mẹ già một lần tiển con thơ lên đường
nhập ngũ, những cô gái có người yêu là lính chiến, chỉ một lần và một lần thồi
rồi trở thành nàng Tô Thị Vọng Phu trông chồng nơi biên tái như Trương Đức
Nghi, Hồ Thị Ngọc Trai.. và muôn ngàn người yêu, người vợ của lính, nay chỉ biết
âm thầm thay chồng nuôi con. Đó đời lính, đời phế binh, đời quả phụ cô nhi của
VNCH thảm thê tận tuyệt, không phải chỉ xảy ra trong quá khứ mà tới bây giờ vẫn
hận hờn tê tái, đó là chưa nói tới nổi đau bị chính bạn bè đồng đội ta vì đố kỵ
mà nhẩn tâm đâm tan nát trái tim người.
Cho
nên nổi đau của lính trong quá khứ, tưởng đâu đã hóa đá theo nàng Tô Thị Vọng
Phu.. nay bổng bừng lên ánh lửa hồng soi sáng những khuôn mặt đẹp của người
chinh phụ VNCH, bên cạnh hình ảnh phi thường của người lính trận. Tất cả cùng
đóng góp máu xương để tô bồi thêm dầy những trang Việt Sử. 19-4-1975 tuy Phan
Thiết bị lọt vào tay giặc nhưng các Anh đã chiến đấu thật hào hùng cho tới giây
phút cuối. Máu người lính trận thấm vào đá núi cây rừng, hòa chung trong giòng
nưóc Mường Giang, trở thành bất tử như những địa danh Tà Dôn, Tà Cú, Tháp Nước,
Ngôi trường.. để đời đời con cháu mai sau được xanh hạnh phúc. Các Anh đã viết
tiếp những trang Sử Vàng Ba Trăm Năm Bình Thuận, làm chói lọi rực sáng thêm nòi
giống Lạc Hồng, khiến cho người lính già, đang vất vưởng úa tàn ngoài biên tái
mà cứ tưởng như mình đang cùng đồng đội trẩy bước quân hành, qua những con đường
quê hương biển mặn, giữa hai hàng người hân hoan chào đón, trong đó có người em
gái thơ ngây, mà tôi trót thương yêu năm nào.
Đời lính như vậy, sao ta không buồn ?
Xóm Cồn Hạ Uy Di
tháng 4-2016
Mường Giang
No comments:
Post a Comment