Trong cuộc chiến sinh tử của người Việt Quốc Gia chống
lại tập đoàn cộng sản bán nước, suốt 30 năm từ 1945 tới ngày 30-4-1975, để gìn
giữ quê hương. Có thể nói được là không một miền đất nào tại VNCH có thể so
sánh nổi với Bình Thuận về ‘ đống xương vô định đã cao hơn đầu ‘ của đồng bào
vô tội và Quân, Cán, Chính.. qua một cuộc chiến tàn khốc bi thảm..
Người
lính Bình Thuận các cấp từ dân mà tới. Họ là những người con thân yêu của bản
địa, xuất thân trong đủ mọi thành phần xã hội nhưng mang chung môt lý tưởng duy
nhất ‘ chống lại đế quốc cộng sản Nga-Tàu, do VC dẫn giặc về dầy xéo mồ mã tổ
tiên và chính quê hương mình ‘.Hai chục năm can trường chiến đấu, bốn lần đánh
đuổi giặc ra khỏi phố phường Phan Thiết vào Tết Mậu Thân 1968, giữ vẹn toàn
lảnh thổ Bình Thuận trong đêm thi hành hiệp định ngưng bắn 27-1-1973 và sau rốt
là hiên ngang chiến đấu cho tới giờ phút cuối cùng khi không còn có thể chiến
đấu được nữa, thì đoàn quân của Bình Thuận mới đành rút về Nam bằng tàu thuyền
trong trật tự, để lại sát cánh cùng đồng đội tiếp tục chiến đấu tại Phước Tuy
vào những ngày cuối tháng tư 1975.
Cái
tức tưởi và đau đớn nhất của QLVNCH nói chung và quân dân Bình Thuận nóí tiêng
: Là Họ đã không đánh được trận đánh cuối cùng với giặc Bắc mà đã phải buông
súng qua sự đầu hàng nhục nhã của cá nhân TT hai ngày Dương Văn Minh và bè
nhóm. Ðau hơn nữa là họ đã không chết tại những chiến trường kinh khiếp nhất,
vào Tết Mậu Thân 1968, tại Kampuchia 1970, Hạ Lào 1971, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và
những ngày cuối tháng 4-1975.. mà bị giặc phỉnh gạt lọt vào rọ, để chịu chết
tức tưởi oan khiên trong tù ngục vì sự trả thù đê tiện và dã man của rợ Hồ.
Sau
khi cưởng chiếm được lảnh thổ VNCH, tại quân khu II CSBV lập nhiều trại tù để
giam giữ quân nhân và công chức miền Nam. Tại các tỉnh Bắc Cao Nguyên Trung
Phần, có Tổng Trại 4 và 5. Tổng trại 6 ở Phú-Khánh (Khánh Hòa & Phú Yên),
Tổng trại 8 tại Thuận Hải (Bình Thuan – Binh Tuy và Ninh Thuận) gồm trại tù Cà
Tót và Sông Mao. Ðầu tháng 6-1975, VC tập trung các sĩ quan trình diện tại Phan
Thiết, chở lên trại Cà Tót. Nhưng trước khi anh em tới, ở đây cũng đã giam giữ
hàng ngàn quân cán cảnh VNCH, đa số thuộc các Tiểu Khu Quảng Ðức, Tuyên Ðức,
Lâm Ðồng chạy về vào đầu tháng 4-1975. Ngoài ra còn có nhiều quân nhân, cán bộ
của các quận Nam Hàm Thuận và Thiện Giáo, cũng bị giam giữ tại đây.
Theo
lời kể của các nhân chứng hiện còn sống sót, thì người sĩ quan Bình Thuận đầu
tiên gục ngã tại trại tù VC (trại Sông Cái) là Ðại Uý Long, sĩ quan phụ tá cho
Ðại Uý Ðặng Vũ Ðàng (Trưởng Phòng 2/TK).Vợ Anh Long đã tới được Hoa Kỳ qua diện
HO9. Vì Cà Tót nước độc không thể tả, nên dù là người Thượng địa phương như
Koho, Roglai cũng không tránh khỏi bệnh. Ðó là nguyên nhân khiến cho hầu hết tù
nhân tới đây đều bị sốt rét rừng, cấp tính, tiêu chảy vì đêm ngủ trần không
mùng mền, trong lúc đó muỗi bay đặc sệt khắp trời đêm lẫn ngày. Sự hành hạ trả
thù của VC đối với mọi người, đâu có khác gì các tội nhân Do Thái bị Hitler đầy
đọa trong các lò hơi ngạt thời Ðệ Nhị Thế Chiến tại Âu Châu hay ở các trại giam
trừng giới của Nga-Tàu tại Tây Bá Lợi Á và Thanh Hải...
Ðể
gạt anh em vào rọ, qua cái gọi là ‘đi học tập cải tạo’, VC ra lệnh mọi người
chỉ mang theo 21 ký gạo trắng, lương khô, thuốc men, mùng mền.. Nhưng khi tới
nơi vào lúc 10 giờ tối, toán đầu tiên gồm 105 người sau khi bị chưởi bới, thì
bắt nằm ngủ ngay dưới đất chờ tập họp, trong khi láng trại tại Cà Tót bốn bề
không có vách nên gió núi thổi vào lạnh buốt xương. Sáng hôm sau, chúng đã cướp
toàn bộ đồ đạc của anh em mang theo kể cả giầy dép, chỉ chừa lại một bộ đồ mỏng
manh đang mặc. Sau đó phát lại cho mọi người thứ gạo hư mốc, mọt sạn, đã chôn
giấu dưới hầm sâu trong rừng núi lâu năm mới bốc lên. Tóm lại VC không có chế
độ ăn uống được qui định cho các tù binh. Ðã thế chúng còn sử dụng bạo lực và
thủ đoạn khủng bố tinh thần mọi người, nên hầu hết anh em đều mang bệnh. Vì đói
khát lại phải lao động cực nhọc, nên tù nhân phải kiếm măng sống, bắp đá, nấm
dại và lá rừng để ăn thêm. Ðêm ngủ không mùng, quần áo chỉ có một bộ không thay
đổi nên rất dơ dáy, sinh nhiều chấy rận, gây bệnh sốt rét, buồn ngủ, thương
hàn, ngày nào cũng có người chết.
Tại
Cà Tót, sĩ quan từ Thiếu Uý tới Ðại Uý ở hơn 100 ngày thì cùng lúc chuyển trại về
Sông Mao. Riêng sĩ quan cấp tá (Thiếu Tá Bình, Thổ Thêm..) bị đầy ra Bắc Việt
sau khi đã ở đây được 2 tháng. Ngày rời trại, Thiếu Tá Trịnh Văn Bình (Tiểu
Ðoàn Trưởng TÐ274 ÐP/BT) chỉ còn da bọc lấy xương nên ông không chịu nổi sự
hành hạ của VC và đã gục chết thảm khốc tại trại tù Vĩnh Phú (Bắc Việt) vào năm
1977. Vợ anh Bình là bà Trương Ðức Nghi, đã nhiều lần lặn lội ra tận miền
thượng du để tìm mộ chồng nhưng mộ phần các tù nhân hầu hết bị mưa gíó bảo tố
san bằng, nên không còn để lại một dấu vết gì . Riêng cấp Trung Úy đông nhất
nên cũng có nhiều người chết như Trung Uý Nguyễn Văn Nhị (em ruột Nghị Viên
Nguyễn Văn Bông), phân chi khu trưởng Phước Thiện Xuân (Hải Long) , Trung Uý
Nguyễn Thành Giác (trưởng ban 5 chi khu Thiện Giáo), Trung Uý Nguyễn Văn Biên,
Thiếu Uý PB Nguyễn Văn Lợi (Chợ Lầu) .. Tàn độc nhất là VC bắt mọi người đi
chân không vào tận rừng sâu để đốn gổ, chật tre, mây.. vác về láng xa hàng chục
cây số với chỉ tiêu bắt buộc. Thiếu Uý Nguyễn Văn Bông là người duy nhất tại
trại Cà Tót không chết, sau khi được chuyển tới trạm xá hơn một tháng, cả thân
mình đều lở loét, mắt khô lại như mắt cá chết/
Trại
tù binh Sông Mao còn được gọi là Tổng Trại 8 , do Trung Ðoàn 482 của VC Bình
Thuận quản lý, thuộc Quân Khu 6 với chính trị viên là Trung Tá Loan, được đặt
trong doanh trại cũ của Trung Ðoàn 44/SÐ23BB (VNCH). Trại chia thành các Khu A
(cấp Ðại Uý), B (Trung Uý) và C (Thiếu Uý). Riêng cấp Chuẩn Uý được về sau một
thời gian ở tù.
Trại
A có 4 nhà gồm Nhà 1 (dành cấp Thiếu Tá không đi Bắc), Nhà 2 (Bình Thuận), Nhà
3 (Bình Tuy) và Nhà 4 danh cho các tỉnh Ninh Thuận, Lâm Ðồng, Tuyên Ðức. Tới
giai đoạn Công An thay Bộ Ðội quản lý các trại tù binh, nhiều sĩ quan Bình
Thuận bị đầy ra trại tù trừng giới A.30 thuộc xã Thạch Thành trên Liên Tỉnh Lộ
7 (Phú Bổn-Phú Yên). Có hai toán tổ chức vượt ngục : Toán 1 Phan Rang, 2 người
bị bắn chết, 2 bị thương nặng. Toán 2 Phan Thiết có Ðại Uý Trường Ðức Tuấn bị
bắt lại, VC đánh gảy xương bể đầu mang thương tích trầm trọng, Ðại Uý Dậu cũng
bị thương nặng. Ngoài ra còn có Ðại Uý Trần Ðức Thành bị tù nhiều năm tại trại
trừng giới Tuy Hòa, vì sau khi mãn tù, anh lại gia nhập Phục Quốc Quân chống
lại VC.
Cũng
tại trại trừng giới A-30, Ðại Uý Nguyễn Văn Thức, một sĩ quan ưu tú đã giữ
nhiều chức vụ quan trọng trong ngành an ninh tình báo như Trunng Ðôi Trưởng
Trung Ðội Tỉnh Báo Tỉnh, Trưởng phòng 2/TK và Chỉ Huy Trưởng Phượng Hoàng Bình
Thuận.. đã bị hành hạ dã man, suýt đem ra bắn, cũng chỉ vì sự tố cáo của một
đồng đội muốn lập công về sớm. Tên này hiện đang ở Mỹ ! Phó Tỉnh Trưởng Phạm Ngọc
Cửu sau nhiều năm bị tù đày trên đất Bắc, khi về Nam lại vào tù tại Hàm Tân và
Phú Yên trước khi đưọc phóng thích.
Riêng
những người không đi Phú Yên, Sông Cái.. cũng được chuyển khỏi Sông Mao, cấp
Ðại Uý đưa về Giếng Triềng (VC gọi là Hàm Trí). Từ Trung Uý trở xuống vê Công
trường Bông Vải Lương Sơn làm lao động. Do đó đã có nhiều anh em bỏ trốn theo
Phục Quốc Quân nhưng đa số đều lọt bẩy địch, bị bắn chết hay mất tích như Ðại
Uý Then Biết, Nguyễn Văn Thư (Phan Rí Cửa) đợt đầu, Ðại Uý Nguyễn Văn Ba, Ðặng
Tuyên, K’Tê, Thông Ngộ, Ðặng Phiên..( đợt 2) . May mắn nhất là đợt ba trốn
khỏi, toán này gồm 4 người, trong số này có Ðại uý Trần hữu Thân (ĐĐT/TĐ274/ĐPBT),
hiện ở Mỹ và Ðại Uý Nguyễn Văn Ngư (trốn chung với Ðại Uý Ba)..
Trong
số tù binh tại Cà Tót có hai nhân vật đặc biệt : Thiếu Tá Thổ Thêm và Trung Uý
Sét. Ai cũng biết, VC đã phổ biến bản thông cáo chung gồm 10 điểm, trong đó
nhấn mạnh tới việc ‘ những ai đã giải ngủ trước ngày 30-4-1975 được hai năm hay
bị thương tật ‘, thì chỉ trình diện học tập tại địa phương mà thôi. Nhưng VC đã
làm ngược với chính sách vừa ban hành. Bởi vậy đã có không biết bao nhiêu vụ
tắm máu trả thù các quân nhân và viên chức cũ của miền Nam tại Bình Thuận, sau
khi chúng cưởng đoạt được chính quyền.
Ngay
trong ngày 17-4-1975 Bắc Bình Thuận mất, Thượng sĩ Thìn (cảnh sát đặc biệt) bị
VC địa phương bắt liền và hôm sau chúng trói ông, đem vào động Thái An (mật khu
Lê) bỏ chết đói. Ðại Uý Lê Văn Trò, DDT /DD 206 Trinh Sát Tỉnh, bị dụ từ Sài
Gòn về và bị hành quyết thảm khốc tại Tân Ðiền.
Thiếu Tá Thổ Thêm từng làm Ðại Ðội
Trưởng/ ÐÐ888 ÐPQ sau đó Tiểu Ðoàn Trưởng/ TD230 ÐPQ.Bình Thuận. Ông đã cùng
với đơn vị dẫm nát nhiều căn cứ của VC tại quận Thiện Giáo. Vì vậy ông được ân
thưởng nhiều huy chương cao quý của QLVNCH, trong đó có hai Bảo quốc huân
chương và nhiều lần vinh danh trước quân đội. VC thâm thù ông đến tận xương tủy
nhưng vì ông là người Chàm nên chúng sợ đụng chạm, phải để yên chỉ đầy tới chốn
rừng thiêng nước độc tận biên giới Bắc Việt, để chết dần mòn. Cũng nói thêm là
Thiếu Tá Thêm đã bị bắt ngay khi Bắc Bình Thuật thất thủ vào ngày 17-4-1975 tại
quê nhà ở xã Hậu Quách, phía sau quận đường Hòa Ða khoảng 3 km, sát đường rầy
xe lửa đi Sông Mao. Ông bị giải về Phan Thiết và nhốt tại Lao Xá một tháng,
trước khi đi Cà Tót và ra Bắc. Cuối cùng Thiếu Tá Thêm không chết trong tù như
VC mong muốn.
Còn Trung Uý Sét, nguyên Ðại Ðội Trưởng ÐÐ 118
ÐP/BT (sau giao lại cho Ðại Uý Ngư), có quân số 80% là người Chàm. Ðơn vị này
hoạt động tại hai quận Phan Lý Chàm và Hòa Ða. Cuối năm 1969 Ðại Ðội đụng nặng
với VC tại Ga Châu Hanh, Trung Uý Sét bị thương nặng đui một mắt, cụt một chân
và một tay. Tàn phế như vậy ma VC vẫn không tha thì làm sao mà hòa hợp hòa
giải, nối vòng tay lớn dân tộc như chúng luôn tuyên truyền.
Xin
được thắp một nén hương lòng với tất cả sự ngưởng kính và trân trọng của chúng
tôi : Những Người Lính Già Bình Thuận, may mắn còn sống sót, thành kính VINH
DANH tất cả những Nam Nữ Anh hùng của Miền Biển Mặn, đã hy sinh trong cuộc
chiến, tại sa trường cũng như khắp các trại tù man rợ của cộng sản VN sau ngày
1-5-1975.
VINH DANH NHỮNG ANH
HÙNG BÌNH THUẬN VỊ QUỐC VONG THÂN :
- Trung Úy Trần
Văn Thân : Học sinh Bạch Vân Bồ Ðề, sinh năm 1942 tại Phú Trinh Phan Thiết,
phục vụ trong Binh Chủng Lực Lượng Ðặc Biệt, có đệ nhị đẳng Toikondo. Vào cuối
năm 1974, hành quân tại An Khê tỉnh Bình Ðịnh, lúc đó Trần Văn Thân là Trưởng
Toán 754 thuộc Ðoàn Công Tác 75. Trong lúc đụng địch, Thân không bị giặc bắt
nhưng lúc bơi qua sông bị chết đuối mất xác. Cũng trong binh chủng này, ở Phan
Thiết còn có Trung Úy Khuê, Thiếu Úy Phạm Hòa Đoàn Công Tác 72 Đà Nẵng, Thiếu Uý Lê Hoàng, Chuẩn Uý Sanh, Ðại Uý Nguyễn Văn Mậu là SQ. Ðà
Lạt và phục vụ trong Chiến Ðoàn 3, Sở Liên Lạc. Riêng Chuẩn Uý Nguyễn Văn Mỹ,
Bình Hưng thì chết tại Pleiku năm 1974 vì nổ lưụ đạn.
- Trung Uý
Lê Văn Khen, PBC 55-61, sinh Phú Trinh Phan Thiết, khóa 23 SQ.Ðà Lạt. Là Ðại
Ðội Trưởng DD1/TD1/TrD43/SD18BB, tử trận tại Ðịnh Quán, Long Khánh tháng 4-1969.
- Trung Uý
Nguyễn Văn Trung, PBC 54-58, khóa 20 SQ.Ðà Lạt, DDT/TD2/43/SD18BB chết Long
Khánh 1966.
- Ðặng Hữu
Tâm, Sĩ Quan Trợ y của Trung Ðoàn 43/SD18BB, khóa 22 SQ.TB.Thủ Ðức, chết Ðịnh
Quán vì bị phục kích.
- Dũng
Chinh, nhạc sĩ tên thật là Nguyễn Văn Chính, học sinh Bồ Ðề. Sĩ Quan DDT thuộc
TD3/45/SD23BB chết tại Phan Rang vì bị VC phục kích.
- Ðại Uý
Nguyễn Trọng Xuân binh chủng Thiết Giáp, bị tù nhiều năm nên khi tới Mỹ qua
diện HO bệnh cũ tái phát và qua đời tại San Diego.
- Các vị
Tỉnh Trưởng Bình Thuận như Lưu Bá Châm và Ðại Tá Nguyễn Khắc Tuân, cũng như
Trung Tá Vương Ðăng Phong, Tiểu Khu Phó TK. Bình Thuận đã chết trong tù Cọng
Sản tại biên giới Hoa Việt.
- Ðại Uý Vũ
Mạnh Hùng, học sinh Tiến Ðức, sinh quán Ðức Thắng, khóa 13 Thủ Ðức, là DDT của
Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến, tử trận tại Cầu Bình Lợi, năm 1968. Nhạc Sĩ Trần
Thiện Thanh đã viết ca khúc Rừng Lá Thấp để nhớ bạn hiền.
- Ðại Uý Lê
Văn Quế, PBC 55-61, khóa 19 SQ.Ðà Lạt, là DDT của TD44 Biệt Ðộng Quân, thuộc
LD4BDQ lừng danh miền tây. Quế tử trận tháng 4-1965. Cùng khóa có Trung Úy
Nguyễn Văn Thu, Sĩ Quan QTV của SD23BB, tử trận tại Ban Mê Thuột năm 1968. Ðại
Uý Hoàng Xuân Liêu, SD23BB về phép PT bị pháo kích chết.
- Thiếu Uý Phạm Nguyên An, SD3BB, tử
trận năm 1973.
- Ðại Uý Trần Thanh Bang,PBC 55-61,
SD1 BB chết tại Huế.
- Trung Uý Nguyễn Văn Bảy,
DDT/TD202/ÐP/BT chết tại Cây Táo
- Trung Uý Ðoàn Hữu Bính, PBC 55-61,
TK/BT chết tại Cà Tót.
- Thiếu Uý Lê Văn Bé, PBC 62-69, SQ/KQ
tử trận.
- Phó Quận Trưởng Tuy Phong, Lâm Quang
Chân, PBC 62-69 chết trong tù VC.
- Thiếu Uý Phạm Văn Cung, PBC 62-69,
DPQ/BT tử trận tại Thiện Khánh năm 1972.
-
Chuẩn uý Ngô văn Chín, PBC 62-69, tử trận
- Thiếu Uý Huỳnh Văn Ðược, SD7BB, tử
trận Gò Công.
- Thiếu Uý Ðinh Hoàng Ðiểu, PBC 68-75,
SQKQ, chết trong tù VC tại Huy Khiêm.
- Ðinh văn E., PBC 62-69, SQ/HQ mất
tích năm 1975.
- Trung Uý Nguyễn Bá Hoa, PBC 63-70,
SQ/Quân Cụ, tử trận tại Xuân Lộc năm 1973.
- Trần Hùng, PBC 55-62, SQ/SD22BB, tử
trận Kon Tum.
- Nguyễn Văn Hồng, tử trận tại Ban Mê
Thuột.
- Hải Quân Trung Úy Trần Thiện Khải,
PBC 63-70, tử trận tại Hạ Lào sau năm 1975.
- Nguyễn Thành Lai, giáo viên, chết vì
công vụ tại Thiện Nghiệp năm 1975.
- Trung Uý Dương Xuân Lang, PBC 62-69,
SD18BB, tử trận Bình Long năm 1972.
- Trung Uý Nguyễn Văn Ly, PBC 60-67,
tử trận tại Long An.
- Chuẩn Uý Ðổ Kim Lâm, PBC 62-69,
SD18BB, tử trận Bình Long.
-Cao Minh, Học Sinh Bồ Ðề, BDQ, tử
trận.
- Nguyễn văn Nghĩa, Biệt kích, tử trận
- Nguyễn Ðại ở Ðức Nghĩa, học sinh Bồ
Ðề, tử trận
- Nguyễn Nghĩa, Bồ Ðề, tử trận.
- Trần văn Soái, Ðức Thắng, BDQ, tử
trận.
- Thiếu Uý Nguyễn văn Nhị, em ruột
Nghị viên Nguyễn Văn Bông, PCK trưởng Phước Thiện Xuân, Hải Long, chết trong tù
Cà Tót.
- Trung Uý Lưu Văn Nở, HQ, chết trong
tù Cà Tót.
- Thiếu Uý Nguyễn Bảo Nghĩa, PBC
62-69, SD22BB, tử trận KonTum năm 1972.
- Thiếu Uý Bùi Ổi, SD2BB, tử trận
Quảng Ngãi,
- Biên Tập viên Cảnh Sat Võ Phương,
PBC 55-61, chết trong tù V1CT năm 1977.
- Thiếu Uý Võ Minh Phước, PBC 62-69,
chết trong tù VC.
- Thiếu Uý Nguyễn văn Phú, PBC 63-70,
SQ/KQ, chết Kon Tum.
- Thiếu Uý Nguyễn Văn Sơn, PBC 69, BDQ
tử trận
- Thiếu Uý Phạm Văn Sơn, PBC 69, tử
trận.
- Trung Uý Trương Minh Sanh, SQ/KQ,
PBC 69, tử trận.
-Thiếu Uý Phùng Quốc Thành,PBC 69,
SQBB, tử trận Quảng Tri năm 1972.
- Dai Uy Nguyễn Văn Thuận, HQ, mất
tích năm 1975.
-Trung Uý Pháo Binh Nguyễn Văn Thành,
PBC 65, chết sau khi mãn tù VC.
- Thiếu Uý Trần Văn Bào, PBC 69, tử
trận.
- Thiếu Uý Võ Hữu Tòng, PBC 67, SD 7
BB, tử trận tại Mỹ Tho.
- Ðại Uý Trần Ngọc Châu, PBC 55-61,
chết sau khi mãn tù VC.
- Ðại Uý Nguyễn Văn Châu, PBC 55-61,
chết trại tù Cà Tót.
- Ðinh văn Ngọc, PBC 55-62 tử trận
- Nguyễn Văn Còn, PBC 55-62, tử trận
- Le Hiệp, PBC 55-62, tử trận.
-Ðại Uý Khanh, Yếu khu trưởng Phú-Ðại
(tử trận)
-Trung Uý Duy, ÐÐT tử trận tại Tân
Nông.
- Chuẩn Uý Chung Quốc Mỹ,
ÐÐP/ÐÐ445/ÐPQ/BT tử trận tại Hòa Ða.
- Chuẩn Uý Võ Ngọ (Ban 3/Chi khu Thiện
Giáo) tử trận.
- Chuẩn Uý Cầu, ÐÐP/ÐÐ888/ÐPQ Thiện
Giáo tử trận.
- Nhà thơ Ý Uyên tử trận tai Ðồn Nơra
(Thiện Giáo)
- Trung Uý Lương Cảnh Hùng, PBC 63,
SQ.Ðà Lạt, SD23BB, tử trận tại Ban Mê Thuột.
.. và nhiều
chiến sĩ vô danh khác trong mọi binh chủng, công chức, dân thường đã gục ngã vì
Tổ Quốc VN và quê hương Bình Thuận. Thành kính tri ân.
Phạm Ngọc
Cửu, Ðốc sự Hành Chánh, từ lúc ra trường cho tới ngày mất nước, mà chức vụ cuối
cùng là Phó Tỉnh Trưởng Bình Thuận. Sau tháng 4-1975, ông bị 13 năm tù từ Nam
ra Bắc. Năm 1988 được sống sót trở về, đã gặp lại rất nhiều Sĩ Quan Tiểu Khu,
dù đã trải qua những đau khổ, hận hờn sau cuộc đổi đời phải sống trong vùng
giặc đóng. Nhưng tất cả đã vương vai đứng dậy, hiên ngang ngạo nghễ như lúc còn
đang cầm quân giết giặc, vẫn tình chiến hữu, đồng đội không phai nhòa. Cảm động
nhất là lời tâm sự của nhiều người ‘ So với những nơi khác, chúng tôi thật
nghèo khi làm việc với Ðại Tá Nghĩa.. nhưng nhờ vậy mà ngày nay, gặp lại lính
tráng của mình, chúng tôi không phải cúi mặt, quay lưng trốn chạy ‘.
Nhiều người đã ngả bệnh chết như Trung
Uý Nguyễn Văn Biên (Ban 5-Tuy Phong), Trung Uy Ðặng Văn Hai (TÐ229), Trung Uý
Bông (Xã Thượng Văn).. tất cả được chôn bằng 7 nệp tre bện với giây mối bò,
quấn trong cái mền rách. Ðời lính thê thãm quá chừng nhưng mấy ai biết hết. Còn
Trung Sĩ Cảnh Sát Ðặc Biệt tên Tư Búa ở Bình An, lên Cà Tót không bao lâu bị
đem bắn. Tóm lại sau ngày 1-5-1975, đã có không biết bao nhiêu chiến sĩ đã ngả
gục trước sự trả thù hèn hạ của Việt Cộng Bình Thuận. Nhiều người đã chết tức
tưởi oan khiên như Trung Sĩ Lương Cảnh Phú, Trung Ðội Trưởng Nghĩa Quân Huỳnh
Nga (Hải Long) , Huỳnh Ðức (Hảng Nước Ðá).. nhiều quá, không thể kể hết được.
- Ðốc Sự Phạm Ngọc Thành
Sinh quán Ninh Hòa-Khánh Hòa, ÐốcSự
Hành Chánh, ra trường năm 1968 : - Phó Quận Trưởng Hàm Thuận (1968-1970) , Phó
Quận Trưởng Hòa Ða (1970-4/1975) . Sau tháng 5-1975, đi tù CS và chết lúc 34
tuổi, để lại người vợ trẻ tên Hồ Thị Ngọc Trai, cùng 2 con thơ. Ðáng khen là từ
ấy cho tới nay, bà Phạm Ngọc Thành, sau khi được qua Mỹ năm 1985, vẫn thủ tiết
nuôi con khôn lớn nên người. Ðây là một trong những tấm gương Hiền Phụ, Hiền
Mẫu đáng lưu vào sử sách Bình Thuận, để cho con cháu mai sau đọc biết và làm
gương xữ thế.
-
Ðại Tá Hồ Ứng Phùng .
Là
thân phụ của Bà quả phụ Phạm Ngọc Thành, nhũ danh Hồ Thị Ngọc Trai. Ông sinh
quán tại Quảng Trị . Sau Tết Mậu Thân 1968, là Thiếu Tá Tiểu Khu Phó TK.Bình
Thuận (Thời Ðại Tá Ðàng Thiện Ngôn làm Tỉnh trưởng và Ðốc sự Nguyễn Văn Tiên là
Phó Tỉnh trưởng Hành Chánh). Từ 1970 -1974 là Quân Trấn trưởng Tiểu Khú Ðịnh
Tường và Ban Quân Sự Bốn Bên của Quân Ðoàn 4 tại Châu Ðốc, vối cấp bậc Trung
Tá. Ðầu năm 1975 được thuyên chuyển về Ban Quân Sự Hai Bên tại Trại David (Tân
Sơn Nhất - Sài Gòn) với chức vụ Trưởng Phòng Biên Bản. Tháng 3/1975 có Nghị
Ðịnh vinh thăng Ðại Tá.
Những
ngày sắp mất nước tháng 4-1975, Ðại Tá Phùng lo đưa vợ và các con di tản sang
Mỹ. Ông ở lại và bị tù từ Nam ra tới Bắc tại Yên Bái, Hà Nam Ninh và Trại Z30
Hàm Tân (Thuận Hải) vào năm 1983. Tại đây vì bệnh quá nặng, nên VC cho về nhà
và đã qua đời sau 2 tháng, mới 57 tuổi.
-
Thiếu Tá Trịnh Văn Bình:
sinh ngày
13-7-1935 tại Hà Ðông nhưng lớn lên ở Hà Nội, đã cùng với bố di cư vào Nam năm
1954, còn Mẹ và Anh bị kẹt lại thiên đàng xã nghĩa Bắc Việt. Ðuợc tuyển chọn
vào lớp huân luyện phi công học tại Pháp nhưng giữa lúc đang thụ huấn, thì bị
trả về nước vì Pháp đoạn giao với Chính phủ VNCH, do Tổng Thống Ngô Ðình Diệm
đã ra lệnh quốc hữu hóa tất cả những đồn điền cơ xưởng.. của thực dân Phap tại
Miền Nam VN. Do đó ông đã tình nguyện theo học khóa sĩ quan trừ bị tại Trường
Bộ Binh Thủ Ðức, mãn khóa được ở lại làm Huấn luyện viên từ khóa 13-19. Tuy
nhiên vì không thích gò bó, lần nữa ông lại tự nguyện xin đi Sư đoàn 25 bộ binh
của Ðại Tá Mã Sinh Nhơn, đóng tại Hậu Nghĩa. Từ tháng 10/1969 ố 8/1970, được cử
đi tu nghiệp ở Atlanta (Georgia ố Mỹ) về nước vẫn phục vụ tại đơn vị cũ.
Năm
1972 được thuyên chuyển về Tiểu Khu Bình Thuận, vì lý do gia cảnh. Giữ chức vụ
Ðại Ðội Trưởng/ÐÐ/ÐPQ sau đó được vinh thăng Thiếu Tá làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ
274/ÐPQ cho tới ngày mất nước. Tiểu Ðoàn của Thiếu Tá Bình là một trong những
đơn vị tác chiến lừng danh của Tiểu Khu Bình Thuận, tham dự hầu hết các trận
đánh lớn nhỏ trong liên vùng hai quận Thiện Giáo và Hàm Thuận, từng dẩm nát các
mật khu của VC như Nam Sơn (Cà Tót), Tam Giác, Ba Hòn, Mường Mán.. làm rạng
danh màu cờ sắc áo của ngưòi lính quê hương Miền Biển Mặn, không thua sút bât
cứ một quân binh chũng nào của QLVNCH.
Ngày
19-6-1975, VC tập trung tất cả sĩ quan Bình Thuận tại Cà Tót hơn 1000 người.
Tháng 6/1976 các sĩ quan cấp Tá, trong đó có Thiếu Tá Bình bị đầy ra tận biên
giới Hoa-Việt. Cuộc chiến giữa ba đảng Cộng Sản Tàu, Miên và Việt đã bùng nổ,
nên Hà Nội lại chuyển cac trại tù về Nghệ An, Thanh Hoá.. Riêng Thiếu Tá Bình
về trai tù Vĩnh Quang ở Vĩnh Phú, ở đây ông đã vĩnh viễn ra đi vì không chịu nổ
sự hành hạ, đói khát và bệnh tật cưu mang từ sau tháng 5-1975. Theo lời kể của
bà Trương Ðức Nghi, thì từ ngày bị giam 5-5-1975 cho tới khi qua đời ngày
27-11-1978, ông không hề thấy được mặt vợ con một lần nào
-
Trung Uý Tôn Thất Ái :
Tôn
Thất Ái sinh năm 1941 tại Phú Vang, Thừa Thiên nhưng quê hương thứ hai là Phan
Thiết. Ái học Trường Nam Tiểu Học và TH Phan Bội Châu (1955 - ), sau đó lên Ðà
Lạt học Kinh doanh Chính Trị. Xuất thân từ Trường Bộ Binh Thủ Ðức, Ái về Tiểu
Khu Bình Thuận, làm Phan Chi Khu Trưởng Xã Phú Lâm thuộc Quận Hàm Thuận, cấp
bậc cuối cùng là Trung Uý tới ngày mất nước.
Sau
tháng 5-1975, Trung Uý Ái đi tù nhiều năm từ Cà Tót tới Sông Cái (Phan Rang)
được thả về, rồi bắt lại và bị Cộng Sản tra tấn tới chết tại trại giam vào năm
1983. Hiện vợ con Ái định cư tại Hoa Kỳ qua diện HO..
-
Ðại Uý Nguyễn Văn Ba :
Niên
khóa 1957-1958, lớp đệ lục 2 Phan Bội Phan Thiết, ba dãy bàn cuối cùng về phía
sân vận động có Huỳnh Ngọc Ghênh, Hoàng Công Bình, Thân Trọng Nguyên, Võ Văn
Phát, Nguyễn Văn Ba (gà), Nguyễn Văn Ba (lân) và Nguyễn Văn Ba (cao), Hồ Như
Bang (Hàn Bô), Trần Thanh Bang, Bạch Văn Long, Bích Văn Mười, Ðắc Văn Kiết, Lê
văn Hai, Phạm Văn Nhàn.. Sỡ dĩ phải phân biệt để khỏi lộn tên mà còn nhắm đúng
vào đặc điểm của các đương sự lúc đó như Ba gà (nhà đường Trân Hưng Ðạo) ốm
nhách, Ba lân có mũi giống kỳ lân (Tường Phong, sau là giáo viên) và Ba cao Mũi
Né mặt mày luôn cau có nghiêm nghị. Năm đó Huỳnh Ngọc Ghênh làm trưởng lớp,
thầy Hồ Thế Viên dạy Việt Văn cũng là giáo sư hướng dẫn. Trong lớp còn có Mai
Xuân Cúc, MG, Trần Khánh Thiện, Nguyễn Chánh Trúc, Lê Giao, Võ Kim Ấn.
Ðại
Uý Nguyễn Văn Ba (cao) sinh năm 1943 tai Mũi Né Hải Long Bình Thuận, cựu học
sinh PBC 1956-1963, khóa 20 SQ/TB/Thủ Ðức. Ra trường phục vụ tại binh chủng
LLDB (các toán Delta). Sau mấy lần bị thương nên được thuyên chuyển về làm huấn
luyện viên tại TTHL/LLÐB Ðông Ba Thìn ở Cam Lâm, Khánh Hòa.
Năm
1972 vì lý do gia cảnh, Ðại Uý Ba xin về phục vụ tại nguyên quán Tiểu Khu Bình
Thuận với chức vụ Ðại Ðội Trưởng các ÐÐ 2/510 ÐPQ , ÐÐ2/TÐ249/ÐPQ.. giữ vững xã
Phú Long và Tùy Hòa quận Thiện Giáo suốt thời gian CS Bắc Việt lợi dụng hiệp
định Ba Lê tháng 1-1973, cắm cờ dành dân chiếm đất. Sau khi Ðại Uý Huỳnh Văn
Quý ÐÐT/ÐÐ283 ÐP biệt lập được cử làm Tiểu Ðoàn Trưởng TÐ249/ÐPQ thì Ðại Uý
Nguyễn Văn Ba về làm ÐÐT/ÐÐ283 ÐP biệt lập kiêm Yếu Khu Trưởng Yếu khu Phú Long
(thời gian này có sự thay đổi : ÐÐ 283 ÐPQ do Quý chỉ huy trở thành
ÐÐ4/TÐ249/ÐP còn ÐÐ4/TÐ249 của Ðại Uý Ba đổi danh hiệu là ÐÐ283).
Từ
đó cho tới ngày tàn cuộc chiến, ÐÐ283 ÐP do Ðại Uý Ba chỉ huy, đã bình định và
lập lại an ninh tại Long Hiệp (Long Phú), Tuỳ Hòa và Yếu khu Phú Long. Những
ngày cuối tai Bình Thuận, ÐÐ283 đuợc tăng cường cho TÐ249 của Ðại Uý Huỳnh Văn
Quý, đã tái chiếm lại Thị Trấn Phú Long cho tới chiều ngày 18-4-1975 trước tăng
pháo và binh đoàn CS Bắc Việt từ Phan Rang vào, nên các cánh quân của ta tại
Phú Long trong đó có ÐÐ283 của Ðại Uý Ba được lệnh di tản bằng đường biển tới
Vũng Tàu và tiếp tục chiến đấu tới ngày 30-4-1975 thì buông súng theo lệnh TT
Dương Văn Minh.
Sau
ngày 1-5-1975 như hầu hết quân công cán cảnh VNCH đều lâm cảnh tù ngục của CSVN
qua cái gọi là ‘ học tập cải tạo ‘.Tại Bình Thuận, Ðại Uý Nguyễn Văn Ba đã lần
lượt qua các tầng địa ngục từ Cà Tót tới Sông Mao. Cuối tháng 12/1975 một số sĩ
quan cấp uý trong đó có Ðại Uý Ba, được chuyển tới lao tác tại khu vực Giếng
Triềng trong khu Lê Hồng Phong . Tại đây Ba đã vượt trại cùng với Ðại Uý Ðặng
Phiên (em cựu dân biểu Thiếu Tá Ðặng Quang Lượng) , khóa 20 B Sĩ Quan/TB/TD Ðại
Ðội Trưởng ÐÐP và Ðại Uý Nguyễn Văn Ngư khóa 20 SQ/TB/TÐ Ðại Ðội Trưởng
ÐÐ118/ÐPQ thuộc Chi Khu Phan Lý Chàm và Ðại Uý Thông Ngộ. Từ đó tới nay các Ðại
Uý Ba, Ngộ và Phiên mất tích không rõ sống chết thế nào. Riêng Ðại Uý Nguyễn
Văn Ngư theo nguồn tin từ Trung Uý Cao Hoài Sơn cho biết vào năm 1981, Anh đã
gặp Ðại Uý Ngư bị CSVN giam tại một lô cốt ngầm ở Chi khu Hải Ninh cũ. Hiện Ðại
Uý Ngư đã định cư tại Washington DC qua diện HO. Tóm lại, qua quá trình chiến
đấu chống lại sự xâm lăng của Bắc Việt, các Ðại Uý Ba, Phiên, Ngộ và Ngư đều là
những đại đội trưởng tài giỏi, gan dạ , lập đuợc nhiều thành tích, giữ vững an
ninh các ấp xã và quốc lộ số 1.
Suốt
thời gian phục vụ, Ðại Uý Ba đã được ân thưởng nhiều huy chương : 1 anh dũng
bội tinh ngôi sao vàng + 1 ngôi sao bạc (khi còn trong binh chủng LLÐB) , 1
chiến thương bội tinh + 2 anh dũng bôi tinh ngôi sao vàng và bạc (Tiểu Khu Bình
Thuận).
-
Ðại Uý Huỳnh Ngọc Ghênh :
Cựu
học sinh TH Phan Bội Châu Phan Thiết niên khóa 1956-1963, khóa 15 SQ/TB/TÐ, sĩ
quan Quân Báo tại Quân Ðoàn I, sau đó thuyên chuyển về phục vụ tại Trung Tâm
Thẩm Vấn Tù Binh VC ở Suối Máu, Hố Nai Biên Hòa, thuộc Quân Khu III. Sau ngày 1-5-1975, Ðại Uý Ghênh bị giam tại
Suối Máu, là một trong những nhà tù lớn của CS Bắc Việt giam cầm Sĩ Quan các
cấp của QLVNCH. Suối Máu gồm có 4 trại 1,2,3 và 4.
Tháng
5/1977 Ðại Uý Ghênh bị chuyển ra Liên Trại Tù 1, Hoàng Liên Sơn tại tỉnh Yên
Bái thượng du Bắc Việt (chung với Đại Uý Lê Bá Bình) và bị VC bắn chết vì vưọt
ngục..
-
Ðại Uý Tống Ngọc Yến :
Sinh
năm 1943 tại Ðức Thắng, thị xã Phan Thiết tỉnh Bình Thuận, cựu học sinh Trung
Học Tư Thục Bạch Vân (em ruột Tống Ngọc Nhuận), khóa 24 SQ/TB/TÐ phục vụ tại
Phòng 4 và sau cùng là Toán Huấn Luyện Lưu Ðộng thuộc Phòng 3/Tiểu Khu Bình
Thuận. Ðại Uý Yến đã chết vì bệnh sốt rét cấp tính tại trại tù Cà Tót (K24)
thuộc Thiện Giáo tỉnh Bình Thuận.
-
Ðại Uý Nguyễn Văn Biên :
Khóa 14/SQ/TB/TÐ, sĩ quan tài chánh
kiêm phát ngân viên thuộc Tiểu Khu Bình Thuận. Ông đã chết tại trại tù Sông Cái (Ninh
Thuận) vào năm 1978.
-
Trung Uý Nguyễn Văn Biên :
Sinh
năm 1945 tại Ðức Thắng Phan Thiết, em ruột thầy Nguyễn Văn Thảnh giáo viên
trường Nam Tiểu Học. Là cựu học sinh trường TH Phan Bội Châu niên khóa
1957-1964, sĩ quan khóa 3 trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt, Trưởng
Ban CTCT thuộc Chi Khu Tuy Phong. Trung Uý Biên sau khi được lệnh đi chôn Trung
Uý Hải, hôm sau thì ngả lăn ra chết vì căn bệnh sốt rét cấp tính và dù các bác
sĩ của ta lúc đó đang làm việc tại bệnh xá xin chích trụ sinh để cứu Biên nhưng
VC không cho.
-
Trung Uý Nguyễn Văn Tư :
Sinh năm 1941 tại Ðức Nghĩa Phan
Thiết, cựu học sinh TH Phan Bội Châu 1956-1963, khóa 22 SQ/TB/TÐ, sĩ quan tài
chánh của Quân Y Viện Ðoàn Mạnh Hoạch, chết tại trại tù Cà Tót vào tháng
8-1975.
-
Trung Uý Tăng Thanh Ðồng :
Sinh
năm 1946 tại Phan Rí Cửa quận Hòa Ða Bình Thuận, cựu học sinh TH Phan Bội Châu
1957-1964, khóa 3 SQ trường Ðại Học CTCT Ðà Lạt, sĩ quan CTCT thuộc Chi Khu Hòa
Ða. Ðồng được chuyển từ Lao Xá tới trại tù Cà Lon và chết tại đó (trại tù này
còn có Trung Tá Diệp Sắng Cảnh, Quận kiêm Chi Khu trưởng Hải Ninh).
-
Thiếu Uý Nguyễn Văn Quang :
Sinh
năm 1946 tại Ðức Thắng Phan Thiết, cựu học sinh trường trung học tư thục Bồ Ðề.
Từ năm 1964-1967 là Nghĩa Quân biệt phái cho Phòng 3/Tiểu khu Bình Thuận. Từ
1974-1975 là Thiếu uý Phân chi khu phó phân chi khu Hòa An thuộc quận Thiện
Giáo. Chết tại trại tù Cà Tót cuối năm 1975.
-
Trung Uý Lữ Tây Tựu :
Sinh năm 1940 tại Quảng Bình, khóa 12 SQ/TB/TÐ. Ðã tốt
nghiệp khóa tình báo tại trường Cây Mai (Sài Gòn) năm 1963 và khóa tình báo tại
Okinawa (Nhật) vào năm 1964. Trung Uý Tựu đã phục vụ tại Phòng 2/SÐ23BB từ năm
1963-1965. Sau đó thuyên chuyển về Tiểu khu Bình Thuận, giữ chức Trưởng phòng 2
từ đầu năm 1966.
Là
một sĩ quan can đãm đầy mưu lược, Trung Uý Tựu đã phối hợp chặt chẽ giữa Phòng
2 và Trung Ðội tình Báo tỉnh do Thiếu Uý Nguyễn Văn Thức (cấp bậc sau cùng là
Ðại Uý, hiện ở Florida qua diện HO) làm Trung Ðội Trưởng, đã nhiều lần hành
quân đột kích, phá vở các cơ sở của Vc tại Phú Hội, Bàu Sẽ, Tường Phong..
Biến
cố Tết Mậu Thân 1968 (đợt 1), nhờ sự chiến đấu can trường của Trung Ðội Tình
Báo tại Lao Xá cũ (sau trường Chính Tâm) nên VC đã không tiến chiếm đuợc BCH
Tiểu Khu cũng như Tòa Hành Chánh Bình Thuận như kế hoạch. Sau Tết Mậu Thân,
Trung Uý Tựu thuyên chuyển về BTL/SÐ23BB. Năm 1969 vinh thăng Ðại Uý về phục vụ
tại Trung Ðoàn 45/SÐ23BB. Mùa hè đỏ lửa 1972, Ðại Uý Tựu tử trận tại Kon Tum.
Tóm lại trong các vị Trưởng Phòng 2/Tiểu Khu Bình Thuận hai Ðại Uý Lữ Tây Tựu
và Nguyễn Văn Thức là xuất sắc nhất.
-
Trung Sĩ I Nguyễn Văn Nhọn (Nhuận) :
Ở năm xã thuộc quận Tuy Phong (Liên Hương, Phước Thể,
Bình Long, Tuy Tinh và Vĩnh Hòa), không một người lính NQ hay ÐPQ nào mà không
biết tới tên Nguyễn ăn Nhọn tự Nhuận, Liên Ðội Trưởng Nghĩa Quân (gồm các Trung
Ðội 67,68,69).
Suốt
cuộc chiến hai mươi năm, sỡ dĩ các xã ấp xôi đâu không bị VC chiếm giữ, phần
lớn là nhờ tin tình báo do dồng bào, trong mạng lưới tổ chức của TS Nhọn cung
cấp. Nhờ vậy mà ta đã kịp thời phá vở nhiều lần âm mưu của địch, kể chiến dịch
‘ dành dân lấn đất ‘ ngày 27-1-1973. Ðịa bàn hoạt động của Liên Ðội Nghĩa Quân
là Xã Phước Thể, cách BCH Chi Khu Tuy Phong khoảng 3 km, cũng là tiền đồn của
quận lỵ, tức thị trấn Long Hương. Vì vậy nhiều lần Tiểu Ðoàn 186 cộng sản Bắc
Việt mở cuộc tấn công vào Ðồn NQ Phước Thể do LÐ trấn giữ, đều bị TSI Nhọn phản
công bằng lựu đạn và súng cối đơn vị. Sau ngày 30-4-1975, TSI Nhọn bị VC cầm tù
nhiều năm.
Hởi
ôi ! trong tận cùng của sự đau khổ này, đã không còn giọt nước mắt nào để có
thể nói lên được những điều tan vỡ ! không bao giờ ! Chúng tôi xin được làm
người ở lại, chia xẽ những đớn đau cho cảnh ly tan, như con xa cha, vợ xa
chồng, đầu bạc khóc đầu xanh và hơn hết, là một người bạn, một người em, một
chiến hữu, để được đốt nén hương nguyện cầu. Mong rằng vong hồn của những người
Anh, những bạn bè, những Anh Hùng Dân Tộc sớm tiêu diêu.
XIN
VINH DANH VÀ TRUY ÐIỆU cho những thế hệ Cha Anh, Bạn Bè Ðã Vì Tổ Quốc Vong
Thân. Xin một nén hương lòng, hãy đốt
lên, để thơm hương tình người . Rồi nghìn năm sau đó, có ai nghĩ như ta, để
viết về nghìn năm trước, đã có những anh hùng, liệt nữ, từng đi qua những con
đường Bình Thuận đầy máu lệ suốt cả cuộc đời..
Viết sau khi phỏng vấn Quý Niên Trưởng
:
-Phạm Ngọc Cửu,
-Phan Bái
Huỳnh Văn Quý, Cao Hoài Sơn, Ngô Trúc
Khánh
-Trần Hữu Thân, Nguyễn Tấn Hợi, Hồ Ngọc
Trai
-Trương Đúc Nghi, Mai Xuân Cúc
-Phan Chính, Lê Ngọc Lan..
Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 4-2016
No comments:
Post a Comment